Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

Đem rau muống sạch đến tận bếp ăn

Theo bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc - Chủ nhiệm HTX Thỏ Việt, HTX chọn rau muống nước làm sản phẩm chủ đạo để xây dựng thương hiệu vì nhu cầu tiêu thụ loại rau này rất lớn.
Sau thời gian dài vắng bóng trên thị trường vì không bao tiêu được sản phẩm, HTX Thỏ Việt (xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi) đang muốn quay lại chinh phục thị trường rau sạch TP.HCM, trong đó xây dựng thương hiệu cho rau muống nước Củ Chi là bước đi đầu tiên. rau sạch, tin tức mới nhất trong ngày
Theo bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc - Chủ nhiệm HTX Thỏ Việt, HTX chọn rau muống nước làm sản phẩm chủ đạo để xây dựng thương hiệu vì nhu cầu tiêu thụ loại rau này rất lớn. Trong khi đó, rau muống trồng ngoài trời, có thời gian sinh trưởng ngắn, cho năng suất cao, nhưng nguy cơ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật lớn, việc lạm dụng chất kích thích tăng trưởng còn nhiều, đặc biệt là khá nhiều dư luận không tốt về rau muống thời gian gần đây.
Do đó, cách làm của Thỏ Việt là kết nối với các ban quản lý chợ, tiểu thương, đại diện phòng giáo dục các quận, huyện... để đưa sản phẩm sạch tới tận bếp ăn nhà trường, suất ăn công nghiệp. Thời gian đầu, HTX sẽ không đặt nặng lợi nhuận mà sẽ có nhiều chính sách ưu đãi về phí giao hàng, cách thức giao hàng, phương thức thanh toán.
Bà Nguyễn Thị Hòa - cán bộ kỹ thuật của Thỏ Việt cho rằng: “Hiện người tiêu dùng không phân biệt được đâu là sản phẩm sạch thực sự. Bằng phần mềm truy xuất nguồn gốc WETRACE, chúng tôi tự tin khẳng định rau gắn nhãn Thỏ Việt là rau sạch”.
Theo ông Phạm Phú Cường - Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Củ Chi, trong số 12 HTX nông nghiệp toàn huyện, đã có 3 đơn vị được vinh danh điển hình tiên tiến. “Củ Chi sản xuất nhiều rau nhưng đưa về thành phố tiêu thụ rất còn hạn chế vì người tiêu dùng chưa tin tưởng về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Bản thân các HTX cũng chưa phát huy hết tiềm năng của mình. Vì thế, việc chọn rau muống nước để làm thương hiệu không chỉ đáp ứng chủ trương của thành phố mà còn là phát huy thế mạnh có sẵn ở địa phương và vùng phụ cận”.
Ông Cường cho biết, huyện vẫn thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ cho nông dân và đặt chỉ tiêu VietGAP cụ thể với từng xã. Đến nay, huyện đã cơ bản đạt 70% chỉ tiêu trồng rau VietGAP. Lãnh đạo huyện cũng khuyến khích nông dân mua bán thông qua HTX để ổn định sản lượng, giá bao tiêu cao hơn so với thị trường 20 – 30%.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét