Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Làng nông nghiệp thần kỳ Nhật Bản mong muốn hợp tác với Việt Nam


Được mệnh danh là Làng Thần kỳ về phát triển nông nghiệp - Làng Kawakam, tỉnh Nagano (Nhật Bản) luôn ưu tiên việc tăng cường hợp tác với Việt Nam. rau sạch, tin tức mới nhất trong ngày
Trong những ngày cuối tháng 6 vừa qua, nhận lời mời của Trưởng Làng Kawakami, ông Fujihara Tadahiko, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường đã tới thăm Làng Kawakami, tỉnh Nagano- được mệnh danh là Làng Thần kỳ về phát triển nông nghiệp, một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp chất lượng cao hàng đầu của Nhật Bản, cung cấp tới 70% sản lượng rau sạch cho thị trường trong nước những tháng mùa hè.
Trong thời gian thăm Làng, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường đã có các cuộc trao đổi với Trưởng Làng Fujihara Tadahiko, Chủ tịch Hội đồng Watanabe Hikaru, Hạ Nghị sỹ Ide Yosei (khu vực bầu cử Nagano) và một số hộ nông dân tiêu biểu của Làng.
Trưởng Làng Fujihara nhấn mạnh rằng việc tăng cường hợp tác với Việt Nam là một trong những ưu tiên hàng đầu của Làng và bày tỏ mong muốn tiếp tục được tiếp nhận nhiều hơn những thực tập sinh và sinh viên nông nghiệp Việt Nam sang làm việc và học tập trong lĩnh vực nông nghiệp chất lượng cao.
Hiện tại trong số gần 900 lao động người nước ngoài đang làm việc tại Làng, có khoảng 200 lao động là người Việt Nam. Đặc biệt có người đã gắn bó với Làng hơn 30 năm, trở thành người của Làng.
Đa số các hộ nông dân tiêu biểu của Làng đều đánh giá rất cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam. Bên cạnh đó là sự tương đồng về văn hóa và những tình cảm tốt đẹp nhân dân hai nước dành cho nhau; mong muốn Chính phủ hai nước tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để ngày càng có nhiều thực tập sinh, sinh viên Việt Nam sang làm việc và học tập tại Làng.
Đại sứ Nguyễn Quốc Cường bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước những bước phát triển vượt bậc của Làng trong suốt mấy chục năm qua, từ một làng nghèo khó đã vươn lên trở thành một làng tiêu biểu hàng đầu của Nhật Bản, với doanh thu hàng năm lên tới 24 tỷ Yên, trung bình doanh thu mỗi hộ nông dân của Làng là 43 triệu Yên/năm (hơn 400.000 USD).
Đại sứ khẳng định quyết tâm sát cánh cùng Làng tháo gỡ những khó khăn để thúc đẩy hợp tác giữa Làng Kawakami với các địa phương, các cơ sở sản xuất và giáo dục ở Việt Nam không chỉ trong lĩnh vực thực tập sinh, trao đổi sinh viên, mà cả lĩnh vực chuyển giao công nghệ, kinh nghiệp sản xuất, bảo quản và tiêu thụ rau chất lượng cao sang Việt Nam.
Đại sứ bày tỏ quyết tâm cùng Làng đưa mô hình Làng Thần kỳ này sang phát triển tại Việt Nam, ở một số địa phương có điều kiện thích hợp.
Trong chuyến thăm, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường đã thăm một hộ nông dân đang thu hoạch rau từ sáng sớm, thăm một số cơ sở nông nghiệp như Nông trường thử nghiệm và Trung tâm cải tạo giống của tỉnh Nagano; Trại cây giống, hạt giống của Công ty vật tư nông nghiệp Sumitomo thuộc Tập đoàn Sumitomo Chemicals và thăm một số cơ sở y tế phúc lợi và giáo dục theo mô hình phát triển mới của Làng./.

Thí sinh Đồng Nai mang rau sạch lên thành phố dự thi tốt nghiệp THPT Quốc gia


Tại các điểm thi tốt nghiệp PTTH Quốc gia TP Biên Hòa, Đồng Nai ở đâu chúng ta cũng bắt gặp phụ huynh tay xách hành lý cá nhân, tay xách rau quả từ quê lên để phục vụ con trong những ngày thi sắp tới
Đa số các bậc phụ huynh ở Đồng Nai điều có chung nỗi lo lắng trước khi con lên Thánh phố dự thi, đó là sợ trên thành phố thực phẩm không đảm bảo an toàn, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con nên nhiều thí sinh và phụ huynh mang theo rau củ ở quê lên Thành phố dự thi cho an toàn.
Chị Nguyễn Thị Ninh (45 tuổi) ở huyện Xuân Lộc nói : “ Bây giờ thực phẩm bẩn được bày bán tràn lan khắp các chợ. Những ngày thi của con là rất quan trọng, sợ con lên đây ăn phải thực phẩm bẩn, không an toàn cho sức khỏe nên tôi phải chuẩn bị trứng gà, rau, quả tự làm được lên đây thuê nhà trọ nấu cho con ăn, đảm bảo sức khỏe để thi tốt”.
Cũng có chung suy nghĩ như chị Ninh, Ông Nguyễn Khắc Xuân (46 tuổi) ở huyện Tân Phú chia sẽ : “Mấy hôm trước vợ tôi có mua rau ở ngoài chợ về ăn cả nhà bị đau bụng, ở quê còn có rau bẩn nói gì đến thành phố, hôm nay đưa con đi làm thủ tục dự thi vợ tôi đã chuẩn bị đủ loại thực phẩm cho bố con lên đường dự thi tốt, an toàn về sức khỏe”.
Năm nay TP Biên Hòa (Đồng Nai) có lượng thí sinh đổ về rất đông, đứng thứ 2 cả nước, toàn tỉnh Đồng Nai có hơn 9.500 em đăng ký cụm thi xét tốt nghiệp THPT - do Sở chủ trì - gồm 23 điểm thi (409 phòng). 14.000 thí sinh đăng ký cụm thi vừa để xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển đại học - do Đại học Công nghiệp TP HCM chủ trì - với 12 điểm thi đặt tại TP Biên Hòa.
Nhiều thí sinh ở vùng xa như Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc... Vậy nên các bậc phụ huynh cùng con em mình lên cách đây mấy hôm để ổn định chỗ ở và nghĩ ngơi chờ ngày thi. rau sạch, tin tức mới nhất trong ngày
Ông Nguyễn Văn Ba (52 tuổi) ở Định Quán cho biết : “ Từ nhà tôi lên .TP là gần 100km, bố con tôi lên hôm 28 để tìm phòng trọ, bà ngoại cháu lo cho sức khỏe của cháu nên trước khi đi bà hái cho 5km măng cụt, chôm chôm đem lên ăn, sợ mua ở ngoài hoa quả ngâm hóa chất. Hôm nay đã hết thực phẩm dưới quê mang lên, tôi đang tính chiều về nhà lấy mang thêm ăn cho đủ 3 ngày dự thi”.
Tương tự, rất nhiều phụ huynh ở Đồng Nai đều có tâm lý sợ thực phẩm thành phố bẩn không tốt cho sức khỏe con em mình nên các gia đình điều chuẩn bị thực phẩm từ quê mang lên trong 4 ngày dự thi.
Để đảm bảo cho sức khỏe của các thí sinh về dự thi THPT Quốc gia cũng như cán bộ coi thi, Sở Y tế Đồng Nai đã chỉ đạo các trung tâm y tế rà soát, kiểm tra, chấn chỉnh các điểm buôn bán thực phẩm, các quán ăn gần khu vực thi nghiêm cấm không được không bán thực phẩm bẩn, mất vệ sinh , ảnh hưởng đến sức khỏe của thí sinh. Tăng cường kiểm tra đột xuất các quán ăn, của hàng thực phẩm trong những ngày thi, nếu có hàng quán nào có dấu hiệu vi phạm sẽ bị xử phạt nghiêm khắc. Các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện cũng sẵn sàng ứng phó khi có sự cố ngộ độc để kịp thời cấp cứu, đảm bảo kỳ thi diễn ra tốt đẹp.
Ngoài vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, tỉnh Đồng Nai đã lên phương án cho việc ứng phó ngập ở TP Biên Hòa, an toàn giao thông, an ninh trật tự... nhằm giúp thí sinh có một mùa thi an toàn, hiệu quả.

Tiềm năng hợp tác nông nghiệp với Việt Nam

Nhu cầu đối với rau xà lách của Kawakami rất cao song làng đối mặt với khó khăn như thiếu hụt lực lượng lao động. Làng đã đẩy mạnh việc tuyển dụng thực tập sinh nước ngoài. Hiện nay, làng có gần 1.000 thực tập sinh nước ngoài. Việt Nam có khoảng 200 thực tập sinh đang làm việc tại Kawakami, là quốc gia có số thực tập sinh cao thứ hai tại đây. Tại vườn ươm giống xà lách của Kawakami, chúng tôi gặp hai thực tập sinh Việt Nam là em Nguyễn Hồng Sơn ở Phú Thọ và em Đỗ Xuân Lợi ở Lạng Sơn. Hai em cho biết vừa đến Kawakami từ tháng 4/2016. Sau một thời gian ngắn được đào tạo, giờ đây hai em đã bắt tay vào việc và có thu nhập. Theo em Sơn, mỗi tháng trừ các chi phí, em tiết kiệm được khoảng 20 triệu đồng. rau sạch, tin tức mới nhất trong ngày

Bên cạnh đó, để mở rộng diện tích canh tác và khắc phục hạn chế việc chỉ thu hoạch được 4 tháng trong năm, Kawakami đang tìm kiếm đối tác để phát triển mô hình sản xuất rau sạch theo quy chuẩn. Việt Nam là một địa điểm được đánh giá cao về tiềm năng với lợi thế về khí hậu có thể canh tác quanh năm, lực lượng lao động dồi dào.
Trưởng làng Kawakami, kiêm Chủ tịch Hiệp hội trưởng làng toàn Nhật Bản, Chủ tịch Hiệp hội trưởng làng tỉnh Nagano, ông Fujihara Tadahiko cho rằng thành phố Đà Lạt của Việt Nam có khí hậu tương tự làng Kawakami và cũng là nơi đang thử nghiệm trồng cây xà lách theo mô hình của Kawakami. Ngoài ra, ông cho rằng các kỹ thuật nông nghiệp của Kawakami cũng có thể áp dụng tại đồng bằng ở Hà Nội trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3. Ông đánh giá Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển tại châu Á và Kawakami sẵn sàng hỗ trợ tích cực Việt Nam áp dụng các kỹ thuật nông nghiệp của Kawakami.
Đối với những người nông dân tại Kawakami, xây dựng một cuộc sống lành mạnh, thân thiện với thiên nhiên, một đời sống tinh thần phong phú và đem lại lợi ích cho cộng đồng là ý nghĩa quan trọng nhất của những người làm nông nghiệp. Xuất phát từ quan điểm đó, những người nông dân nơi đây tiếp tục nỗ lực để Kawakami luôn là một trong những ngôi làng đáng sống nhất tại Nhật Bản.

Kawakami – Câu chuyện thoát nghèo từ cây xà lách


Câu chuyện về nỗ lực thoát nghèo của người dân làng Kawakami đã trở nên nổi tiếng khắp Nhật Bản. Từ cây xà lách, những người nông dân cần cù đã đưa Kawakami trở thành địa phương giàu nhất đất nước.
Cơ duyên với cây xà lách
Làng Kawakami có diện tích 209,6km vuông, ở Đông Nam tỉnh Nagano, cách thủ đô Tokyo 190km về phía Tây. Tọa lạc trên vùng cao nguyên với nơi cao nhất có độ cao 2.599 m so với mặt biển và thấp nhất là có độ cao 1.110 m, lượng mưa thấp, làng Kawakami có khí hậu ôn đới khô và mát mẻ, đặc biệt thích hợp để trồng các loại rau đặc trưng của vùng cao nguyên. Tuy nhiên, vào những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, đây là một trong những ngôi làng nghèo và lạc hậu nhất Nhật Bản. rau sạch, tin tức mới nhất trong ngày
Chúng tôi đến làng Kawakami trong một ngày cuối tháng 6. Lúc đó là vào khoảng 3 giờ chiều, nhiệt độ vào khoảng 25 đến 27 độ C. Trước mắt chúng tôi là những cánh đồng xà lách mơn mởn, trải dài trong ánh nắng chói chang. Lác đác một vài người nông dân đang làm công việc nhổ cỏ, dọn dẹp trên cánh đồng.
Đón chúng tôi là Phó Trưởng làng, anh Tomohiro Nishio, giải đáp sự tò mò về những cánh đồng mênh mông nhưng hầu như không có người, anh cho biết bây giờ là thời điểm nóng nhất trong ngày vì vậy không phải là thời gian để hái hay trồng xà lách mà chỉ là thời gian làm các công việc chuẩn bị. Anh cho biết nhiệt độ tối đa của Kawakami là 28 độ C, nếu vượt qua ngưỡng này, xà lách sẽ nở hoa. Ngoài ra, nhiệt độ giữa ngày và đêm của Kawakami có sự chênh lệch khá lớn. Khi đêm xuống, nhiệt độ sẽ xuống dưới 10 độ C, là nhiệt độ lý tưởng để thu hoạch xà lách. Những đặc trưng thời tiết này đã giúp Kawakami trở thành địa phương duy nhất tại Nhật Bản trồng xà lách vào mùa hè.
Vốn là một làng nghèo nhất của Nhật Bản trong những năm 60 và 70 của thế kỷ trước, khi tôi hỏi về cơ duyên đã đưa người dân Kawakami đến với cây xà lách, anh Tomohiro Nishio cho biết xuất phát điểm của nghề trồng rau xà lách tại Kawakami là thời điểm quân đội Mỹ tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên. Lính Mỹ muốn ăn xà lách trong khi hoạt động vận chuyển rau xà lách từ Mỹ sang gặp nhiều khó khăn, họ muốn tìm một địa phương có điều kiện khí hậu phù hợp để trồng xà lách cung cấp cho thực đơn của lính Mỹ trong mùa Hè. Người Mỹ nhận ra khí hậu khô, lạnh của Kawakami là môi trường hoàn hảo để trồng loại rau này.
Sau khi chiến tranh kết thúc, kinh tế Nhật Bản phục hồi nhanh chóng, cuộc sống của người Nhật Bản cũng trở nên sung túc hơn. Thực đơn của người Nhật trở nên phong phú. Cùng với các món ăn truyền thống của Nhật Bản, khẩu vị người Nhật cũng dần được “Tây hóa” và họ trở nên ưa thích loại rau này. Xà lách trở thành một trong những nguyên liệu chính trong các bữa ăn của người Nhật Bản, rau xà lách tại Kawakami sản xuất ra đến đâu đều được bán hết đến đấy. Đó là cơ sở cho nghề trồng rau xà lách tại Kawakami phát triển mạnh mẽ.
Một nắng hai sương
Nắm bắt cơ hội từ cây xà lách, người dân Kawakami đã quyết tâm đầu tư một cách bài bản để phát huy hết lợi thế của địa phương. Các kỹ thuật gây giống, canh tác, thu hoạch, vận chuyển đều được áp dụng một cách quy chuẩn và hiện đại. Làng còn đề ra những quy định nghiêm ngặt, các sản phẩm rau của làng được quản lý chặt chẽ bởi một hệ thống kiểm soát chất lượng đồng bộ từ vườn cho đến nhà cung cấp, đảm bảo sản phẩm rau chất lượng cao nhất và tươi nhất.
Theo phó trưởng làng Kawakami, một mùa xà lách bao gồm các công đoạn từ chuẩn bị trồng rau đến thu hoạch diễn ra từ tháng 3 đến tháng 11. Đầu tiên là công đoạn chuẩn bị đất trồng. Đất được xới lên và được kiểm tra các thành phần chất trong đất, căn cứ vào kết quả kiểm tra, đất trồng sẽ được bổ sung các thành phần hóa chất còn thiếu. Phân hữu cơ để tăng độ màu cho đất sẽ được trộn đều trong đất trước công đoạn trồng cây. Sau đó, đất tơi xốp đã được bổ sung đầy đủ các khoáng chất và chất màu sẽ được đánh luống và trải nilon. Hai công đoạn này đã được cơ giới hóa.
Theo anh Tomohiro Nishio, kỹ thuật trồng và thu hoạch xà lách tại Nhật Bản là xuất phát từ Kawakami. Anh cho rằng ưu điểm quan trọng nhất của Kawakami trong kỹ thuật canh tác xà lách phủ ni lon lên đất trước. Nilon được phủ nhằm giữ độ ẩm cho đất, ngăn không cho cỏ mọc xen với xà lách và giữ nhiệt độ của đất không xuống quá thấp ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của cây. Ngoài ra, Kawakami cũng áp dụng những kỹ thuật hiện đại trong khâu vận chuyển như kho đông lạnh, thiết bị vận chuyển để đảm bảo cung cấp đến tận người tiêu dùng sản phẩm rau xà lách tươi ngon nhất.
Đối với công đoạn gây giống, nông dân chuẩn bị các khay gồm nhiều ô nhỏ chứa đất đã được trộn với phân hữu cơ, mỗi một ô được để một hạt giống. Sau khi hạt giống nảy mầm thành những cây xà lách nhỏ, nông dân sẽ đem các khay xà lách giống ra đồng để trồng từng cây xà lách. Từ 45 đến 50 ngày sau khi trồng, xà lách sẽ được thu hoạch. Trong quá trình xà lách trưởng thành, nhiệm vụ của nông dân ở ngoài đồng là tưới nước và làm cỏ.
Từ năm 1988, làng Kawakami đã đi trước cả nước khi khởi công xây dựng truyền hình cáp của làng, phát các chương trinh về các sự kiện của làng, của trường học, hoạt động vận chuyển rau, thông tin thời tiết, các cuộc họp của làng.
Mùa thu hoạch xà lách thường bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10. Đây cũng là thời điểm vất vả nhất của nông dân. Anh Hirotaka Nakajima, 29 tuổi, nông dân làng Kawakami cho biết anh thường bắt đầu việc thu hoạch từ 1h sáng, thời điểm nhiệt độ còn thấp, dưới 10 độ C. Theo những nông dân Kawakami, họ ưu tiên thu hoạch xà lách trước khi mặt trời mọc vì do chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm khá lớn. Nếu thu hoạch ban ngày, nhiệt độ cao sẽ làm cây xà lách không giữ được độ tươi giòn cần thiết.
Vẫn có thời điểm việc thu hoạch được kéo dài cả sau khi mặt trời mọc do phải đáp ứng đủ số lượng theo đơn đặt hàng, song tối đa chỉ đến 9h sáng là kết thúc. Cây xà lách sau khi được hái sẽ được úp lên ruộng, nông dân sẽ phun nước lên những cây xà lách để làm trôi nhựa ở cuống, sau đó xếp vào thùng carton. Tùy theo kích thước của cây xà lách mà một hộp carton chứa được từ 12-14 cây hoặc 24-26 cây/hộp.
Các hộp rau xà lách sẽ được chuyển về hệ thống kho đông lạnh và được vận chuyển đi khắp nơi Nhật Bản. Thông thường, trong nội địa, xà lách Kawakami sẽ đến với người tiêu dùng chậm nhất là một ngày sau khi thu hoạch. Kết thúc một mùa canh tác nông nghiệp, các nông dân Kawakami có nhiều lựa chọn trong kỳ nghỉ Đông từ tháng 12 đến tháng 2.
Anh Tastuya Nakajima cho biết gia đình anh thỉnh thoảng đi du lịch, tuy nhiên, nếu cả gia đình không thể đi cùng nhau, anh thường đến các vùng lân cận tìm việc làm thêm như làm ở sân trượt tuyết.
Với anh Kimito Yui, mùa đông là thời gian mà gia đình dành cho những sở thích cá nhân, những sở thích mà trong mùa hè không thể làm được vì quá bận với việc nhà nông.
Anh Hirotaka Nakajima thì nói vui rằng vì mùa Hè quá vất vả với công việc làm nông rồi nên mùa đông chính là thời gian sạc lại năng lượng cơ thể để còn chuẩn bị tinh thần cho mùa tiếp theo.
Giá một hộp xà lách tại Kawakami vào khoảng 1.000 yen. Theo số liệu do làng cung cấp, doanh thu của một hộ gia đình trồng rau tại Kawakami từ 25 đến 30 triệu yen.
Làng Kawakami nổi tiếng là một trong những nơi đáng sống nhất Nhật Bản, không chỉ với khí hậu mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp, nguồn thu kinh tế ổn định mà còn là một hệ thống phúc lợi xã hội hoàn chỉnh. Hạ tầng dịch vụ công phục vụ nhân dân như bệnh viện, nhà trẻ, trường học… đều được chú trọng. Người dân ở đây được hưởng một hệ thống chăm sóc y tế hàng đầu Nhật Bản, có tuổi thọ trung bình thuộc vào nhóm cao nhất Nhật Bản. Chính vì vậy, Kawakami là một trong số ít những địa phương có tỷ lệ thanh niên cao của quốc gia này. Lao động trong độ tuổi 30 – 39 chiếm 14,1%, cao hơn gấp 4 lần so với 3,3% của cả nước. Lao động trong độ tuổi từ 40-49 đạt tỷ lệ 22,9%, cao gần gấp 3 tỷ lệ 8,1% của toàn quốc, tỷ lệ người cao tuổi từ 65 trở lên chiếm 26,5%, chưa bằng một nửa tỷ lệ 57,4% của cả nước.
Cùng với một cuộc sống đầy đủ vật chất, người dân Kawakami cũng chú trọng xây dựng một cuộc sống tinh thần phong phú (tiếng Nhật gọi là “kokoromochi”). Nông nghiệp không chỉ đem lại cho người dân nơi đây một cuộc sống sung túc mà còn giúp họ gắn bó hơn với mảnh đất quê hương và thân thiện với thiên nhiên.
Với anh Tastuya Nakajima, ý nghĩa đầu tiên của công việc làm nông là giữ gìn và gắn kết mảnh đất mà anh được kế thừa từ gia đình. Anh nói rằng nếu không canh tác,đất sẽ bị bỏ hoang và cỏ dại sẽ mọc kín.
Anh Kimito Yui và anh Hirotaka Nakajima cho rằng một trong những niềm vui lớn của công việc mà các anh đang làm là cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng tốt nhất, được người tiêu dùng đón nhận, khen ngợi. Bên cạnh đó, công việc này cũng giúp các nông dân ý thức rõ việc gìn giữ môi trường thiên nhiên.




Hội Sơn (Anh Sơn): Tạo dòng sản phẩm thế mạnh


Hội Sơn là xã thuộc vùng giáp ranh thị trấn Anh Sơn, có chiến lược phát triển nông thôn mới gắn vành đai công nghiệp đô thị. Những năm qua, để tạo cú hích trong phát triển, xã chọn mũi đột phá bằng xây dựng các mô hình kinh tế mới nhằm tạo dòng các sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng hướng đến thị trường. rau sạch, tin tức mới nhất trong ngày
Hiện mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới theo chuỗi liên kết an toàn thực phẩm của hộ ông Trương Văn Hòa thuộc xóm 2, xã Hội Sơn (Anh Sơn) đã hoàn thiện các hạng mục đầu tư. Trong các khung lưới phủ kín màu xanh đầy sức sống của cây dưa lưới. Mô hình được đầu tư kinh phí trên 1,4 tỷ đồng, có hệ thống tưới nhỏ giọt công nghệ Isarel, bể ủ nguyên liệu. Đặc biệt cây giống dưa lưới được nhập về từ Nhật Bản, nguồn giống thế hệ đời F1 đảm bảo tính ưu việt, khả năng sinh trưởng tốt với giá nhập khẩu 2.500 đồng/hạt.
Ông Trương Văn Hòa (chủ cơ sở), cho biết: Vụ hè thu năm nay, tôi chính thức đưa cây dưa lưới vào trồng, tiếp các vụ sau sẽ là rau màu thích ứng với khí hậu. Với công nghệ mới được đầu tư, cây trồng được chăm sóc kỹ lưỡng, nghiêm ngặt, không sử dụng các danh mục thuốc bảo vệ thực vật. Để chủ động đầu ra cho sản phẩm, tôi đã ký kết một số hợp đồng cung ứng dưa lưới như Công ty rau sạch Vĩnh Cường (Đồng Nai), một số nhà cung cấp rau sạch Hải Phòng, Đà Nẵng và hệ thống các siêu thị Big C trên toàn quốc với giá ổn định 45.000 đồng/kg. Mô hình bước đầu tạo việc làm cho 5 lao động thời vụ trên địa bàn...
Mô hình trồng rau sạch nhà lưới của ông Trương Văn Hòa ở xóm 2, xã Hội Sơn được triển khai theo quy trình chuỗi an toàn thực phẩm
Về mô hình nuôi bồ câu Pháp của hộ chị Nguyễn Thị Long ở xóm 5, xã Hội Sơn có quy mô 500 con, được nuôi thành 2 khu vực dành cho bồ câu thịt và bồ câu nuôi bán giống. Nguồn giống được chị du nhập về từ trang trại bồ câu Sáng Tạo (Bắc Giang). Đây là đối tượng nuôi mới mẻ, rất được người tiêu dùng quan tâm. Hơn 2 năm gắn bó với mô hình, kinh nghiệm của chị Nguyễn Thị Long là sự đầu tư được chăm chút từ thức ăn đến các khâu phòng trừ dịch bệnh, vệ sinh máng ăn, nước uống theo ngày.
Đặc biệt, sử dụng nhiều thức ăn phối trộn từ các phụ phẩm ngô, lúa sẽ khiến thịt chim thơm ngon, phù hợp với xu hướng lựa chọn của người tiêu dùng. Hiện sản phẩm chim bồ câu của chị Long được nhập bán tại các đơn vị cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học trên địa bàn huyện. Theo tính toán, mỗi tháng chị xuất bán trên 50 cặp bồ câu thịt và bồ câu giống với giá 120.000 - 450.000 đồng/cặp. Mô hình này cho tổng thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.
Mặc dù nằm trong vùng thuộc vành đai nông nghiệp ven thị trấn Anh Sơn, có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, tuy nhiên thực tế người dân sản xuất trên địa bàn xã Hội Sơn vẫn mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán, chưa tạo được nhiều sản phẩm an toàn chất lượng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, các mặt hàng nông sản chưa đủ lớn và thiếu ổn định.
Trước thực trạng này, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Hội Sơn lần thứ XII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 chỉ rõ: “Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nông nghiệp, nông thôn... Nhân rộng các mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả trên các lĩnh lực cây trồng và vật nuôi nhằm tạo nhiều sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng, có sức cạnh tranh cao”.
Mô hình trồng thanh long của ông Nguyễn Trọng Lệ xóm 5, xã Hội Sơn hiện cos120 gốc, cho thu nhập tăng thêm đạt trên 70 triệu đồng mỗi năm
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch UBND xã Hội Sơn, cho biết: Trên tinh thần Nghị quyết chuyên đề số 01- NQ/ĐU của Đảng ủy, UBND xã ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về thực hiện xây dựng nông thôn mới năm 2016 gắn việc đầu tư xây dựng mô hình cho thu nhập cao. Tổ chức cho cán bộ và một số hộ dân đi thăm quan, học tập mô hình sản xuất có giá trị thu nhập cao ở các huyện Tân kỳ, Nghĩa Đàn. Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đem lại giá trị thu nhập cao trong sản xuất, cải tạo vườn tạp trong các hộ gia đình để đầu tư sản xuất có hiệu quả. Hỗ trợ tối đa mặt bằng, chuyển đổi đất cho các hộ gia đình hoặc nhóm hộ đầu tư phát triển các mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới…
Nhờ những giải pháp mang tính định hướng và chỉ đạo kịp thời của Đảng ủy và chính quyền xã Hội Sơn, chỉ sau thời gian gần 3 năm, toàn xã đã hình thành trên 20 trang trại, gia trại chuyên sản xuất cây, con có giá trị kinh tế cao, ổn định.
Điển hình như mô hình 10 ha sản xuất ngô 4 vụ trên đất bãi vệ xóm 2, bán ngô cây làm thức ăn cho bò sữa, cho thu nhập 62 triệu đồng/ha, tăng 15 triệu đồng/ha so với sản xuất ngô lấy hạt (45 triệu đồng/ha). Rồi mô hình trồng 10 ha ngô tăng vụ trên đất 2 lúa tại xóm Đồng Trương cho thu nhập khá ổn định; mô hình trồng cam sạch bệnh 4 ha tại thôn 10; mô hình trồng 150 cây thanh long ruột đỏ tại xóm 5, mô hình chăn nuôi tổng hợp tại xóm 4... với thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm/mô hình; góp phần tạo sức lan tỏa trong nhân dân, tăng hệ số sử dụng đất lên 5,6 lần. Bên cạnh đó, sản phẩm từ các mô hình đang dần hình thành dòng sản phẩm chất lượng có giá trị trên thị trường.
Mô hình nuôi bồ câu nhốt của chị Nguyễn Thị Long ở xóm 5, xã Hội Sơn rất có hiệu quả
Theo lộ trình kế hoạch, thì cuối năm 2016 này xã Hội Sơn hoàn thiện 19 tiêu chí để về đích nông thôn mới. Đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết thêm, việc về đích nông thôn mới quan trọng nhất vẫn là làm thế nào nâng cao đời sống và thu nhập cho người dân. Thời gian tới, xã tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác vận động, tuyên truyền; ứng dụng KHCN mới vào sản xuất; tập trung huy động sự đóng góp từ nhân dân kết hợp với nguồn ngân sách hỗ trợ hợp pháp khác để tạo bứt phá về cơ cấu giống cây, con tạo dòng sản phẩm hướng mạnh ra thị trường. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động về đích nông thôn mới đúng lộ trình...



Quảng Trị chủ động tìm sinh kế mới cho ngư dân vùng biển, nhất là vùng bãi ngang

Ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, cho biết đã chỉ đạo các huyện và ngành nông nghiệp nghiên cứu, xây dựng các mô hình để chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân vùng biển, đặc biệt là vùng biển bãi ngang để tạo sinh kế lâu dài.

Chợ cá Cửa Tùng huyện Vĩnh Linh không ai buôn bán, thuyền nằm lật úp thê thảm. rau sạch, tin tức mới nhất trong ngày
Chẳng trông chờ vào đền bù ô nhiễm biển, chính quyền tỉnh Quảng Trị đã chủ động tập trung nghiên cứu, xây dựng các mô hình để chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân vùng biển, đặc biệt là vùng biển bãi ngang để tạo sinh kế lâu dài.
Đi qua vùng biển Quảng Trị hôm nay đã thấy xuất hiện một vài tàu thuyền đánh cá, nhưng chủ yếu tàu xa bờ. Ngư dân Nguyễn Văn Hiếu ở xã Gio Việt cho biết, dạo này cá thu, cá ngừ thấy rất ít, chỉ có cá nục khai thác về bán lại cho các lò hấp cá, nhưng sản lượng đánh bắt được cũng không nhiều, không bù đủ tiền dầu.
Những ngư dân đi đánh cá cùng anh Hiếu cũng chung nhận định biển đang tang thương. Đa số ngư dân đang ở nhà, chưa ra biển đánh bắt cá.
Còn với tàu gần bờ đánh bắt trong 20 hải lý trở vào thì càng khó khăn hơn. Anh Nguyễn Hải Thủy ở xã Trung Giang và một vài ngư dân đi đánh bắt gần bờ nhưng biển không còn cá như trước nữa, lưới kéo lên chỉ mắc vào xương cá. Các loại cá tầng này như cá mú, cá hồng, cá chai coi như không còn xuất hiện. Nhiều lúc vừa đi biển vừa chảy nước mắt, chẳng biết khi mô biển trở lại như xưa để cưu mang ngư dân.

Ngư dân Lê Văn Hồng ở xã Gio Việt, huyện Gio Linh, mong muốn bây giờ là vay được vốn ưu đãi sớm để đóng mới tàu to đi đánh bắt xa bờ. Không thể đánh bắt hải sản gần bờ được, bà con ngư dân chỉ còn biết trông vào một hướng vậy thôi.
Đề nghị chính cấp tỉnh vào cuộc gắt gao để ngân hàng sớm cho ngư dân vay vốn. Có đóng được tàu xa bờ thì mới giải quyết được việc làm cho ngư dân nghèo.
Ông Trần Văn Thuận, Bí thư xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, cho biết không đợi đến khi nguyên nhân công bố cá chết mới tìm hướng phát triển mới, mà ngay từ khi tình hình đời sống của ngư dân ngày thêm phức tạp do cá chết bất thường, chúng tôi đã tập trung xây dựng hai phương án để tạo nguồn thu nhập cho bà con.
Thứ nhất là chuyển qua trồng trọt, bao gồm trồng cây dược liệu và xây dựng vùng chuyên canh rau sạch trên cát. Thứ hai, khuyến khích ngư dân mua sắm các loại tàu thuyền công suất lớn, chuẩn bị cho phương án tàu đánh bắt xa bờ, phát triển một lực lượng chuyên làm dịch vụ hậu cần nghề cá làm phương tiện trung chuyên hải sản từ tàu thuyền lớn ngoài khơi, khai thác hải sản vùng an toàn đưa vào bờ tiêu thụ. Tuy nhiên, để thực hiện được hai phương án này chúng tôi gặp quá nhiều khó khăn, nhất là kinh phí đầu tư.
Theo ông Nguyễn Đức Đồng, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị, đơn vị đã giải ngân gần 50 tỷ đồng cho hơn 1.700 hộ vay chuyển đổi nghề nghiệp. Trước mắt, đồng vốn vay giúp bà con tìm hướng làm ăn mới, gia tăng sản xuất để tiếp tục hành trình vươn khơi bám biển và bảo vệ tốt chủ quyền biển đảo.
Ngoài ra, tỉnh cũng ưu tiên tuyển chọn lao động vùng biển để đưa đi lao động nước ngoài cũng như đưa vào làm việc trong các nhà máy. Không thể ngồi đợi mà phải hành động ngay dù gặp muôn vàn khó khăn, thách thức.

Sống ở Vinhomes: tiện lợi đủ đường


Cuộc sống hiện đại càng ngày càng trở nên bận rộn khiến cho con người luôn phải “quay cuồng” tính toán xem nên sử dụng thời gian và tiền bạc như thế nào cho tiết kiệm, hiệu quả.
Trong bối cảnh đó, rất nhiều người đã chọn sống ở các khu đô thị và khu căn hộ Vinhomes vì tại đây, cuộc sống trở nên tiện lợi nhờ mô hình phát triển thông minh và những chương trình hấp dẫn chủ đầu tư triển khai dành riêng cho các cư dân.
Mô hình “Tất cả trong 1” rau sạch, tin tức mới nhất trong ngày
Trong xã hội hiện nay, con người luôn luôn thấy thiếu thời gian để sắp xếp ổn thỏa “việc nước, việc nhà”. Công việc bận rộn; giao thông đi lại từ chỗ này đến chỗ kia không dễ dàng vì đường sá tắc nghẽn; nhu cầu trong cuộc sống ngày càng nhiều hơn: mua sắm tiêu dùng, đưa đón con cái, chăm sóc sức khỏe…khiến cho ai ai cũng trở nên vội vàng, thiếu thốn thời gian.
Đó là lý do vì sao trong khoảng 5 năm trở lại đây, các khu đô thị phức hợp mọc lên ngày càng nhiều nhưng không có nhiều khu đô thị làm “tới” được ý tưởng xây dựng mô hình “tất cả trong một” trong khuôn viên khu đô thị. Nhiều chủ đầu tư chú trọng phát triển các tiện ích dịch vụ đi kèm như siêu thị, phòng khám… nhưng những tiện ích đó không có đủ chất lượng để cư dân tin dùng.
Không khó hiểu khi Vinhomes luôn đứng đầu trong danh sách lựa chọn của người mua nhà bởi ở tất cả các khu đô thị và khu căn hộ Vinhomes cư dân đều được tận hưởng đầy đủ các dịch vụ tiện ích cần thiết cho cuộc sống đến từ hệ sinh thái đa ngành nghề của tập đoàn Vingroup.
Có thể thấy rất rõ, 100% các khu đô thị Vinhomes đều được xây dựng theo mô hình quần thể tích hợp “thành phố trong lòng thành phố”, mang đến sự tiện lợi tối đa, giúp cư dân tận hưởng một cuộc sống thoải mái trọn vẹn. Hầu hết các khu đô thị Vinhomes đều được xây dựng các tiện ích như trường học Vinschool, bệnh viện đa khoa quốc tế/phòng khám Vinmec, khu vui chơi giải trí hiện đại, khu mua sắm và ẩm thực phong phú (trung tâm thương mại Vincom), nhà hàng, bể bơi trong nhà và ngoài trời, hệ thống sân chơi sáng tạo, sân thể thao theo tiêu chuẩn quốc tế, công viên cây xanh… Với mô hình hệ sinh thái khép kín, cư dân Vinhomes có thể tận hưởng toàn bộ các tiện ích vui chơi, giải trí, y tế, giáo dục, mua sắm… mà không phải tốn thời gian tìm kiếm, đi lại.
Các khu đô thị của Vinhomes sở hữu hệ thống tiện ích đẳng cấp, mang đến sự tiện lợi tối đa, giúp cư dân tận hưởng một cuộc sống thoải mái trọn vẹn.
Sự tiện lợi nhờ những dịch vụ giá trị gia tăng
Ở Vinhomes, cư dân còn được tận hưởng lợi ích thiết thực từ những chương trình dịch vụ giá trị gia tăng chủ đầu tư dành cho cư dân. Có thể kể đến như: Chương trình tặng rau sạch cho cư dân, chương trình đào tạo người giúp việc miễn phí…Những sáng kiến này được cư dân đón nhận nhiệt tình bởi ý nghĩa thực tế trong việc góp phần khiến cuộc sống của cư dân trở nên tiện lợi, thoải mái hơn.
Trong mùa hè này, Vinhomes triển khai tiếp tục 2 chương trình chăm sóc đặc biệt: Chương trình “Bảo dưỡng máy điều hòa miễn phí” - Vinhomes kết hợp cùng Trung tâm Công nghệ và Điện máy VinPro để tư vấn, bảo dưỡng các máy điều hòa cho cư dân tại các khu căn hộ, giúp hệ thống điều hòa vận hành tốt và tiết kiệm điện năng hơn; song song với đó, khóa học bơi Vinhomes Summer Camp 2016 được tổ chức miễn phí cho các cư dân nhí tại khu đô thị và khu căn hộ của Vinhomes. Khóa học sẽ trang bị cho các em kỹ năng độc lập cơ bản dưới nước, kỹ năng bơi lội cơ bản hoặc nâng cao tùy theo trình độ và độ tuổi. Đây là hoạt động khởi đầu cho chuỗi sự kiện hè sôi động đang chờ đón các cư dân nhí của Vinhomes trong tháng 6 và tháng 7 này.
Các chuyên viên tận tâm của VinPro sẽ triển khai quy trình bảo dưỡng toàn bộ máy điều hòa trong nhà cư dân, bao gồm: làm vệ sinh, tư vấn dùng điều hòa hiệu quả… dựa trên những tiêu chuẩn chuyên nghiệp.
Những chương trình trên chỉ là một số ít tiêu biểu cho hàng loạt các chương trình chăm sóc cư dân mà Vinhomes liên tục đưa ra. Bất cứ ai là cư dân Vinhomes đều cảm thấy tự hào khi cuộc sống nơi đây được nâng niu và vun đắp mỗi ngày, thế hệ tương lai được quan tâm phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Thế nên, đi đâu cũng nghe nhiều người nói “không ai sướng bằng dân Vinhomes”.