Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

73% người bán rau 'mù mờ' về sản phẩm


Năm 2008, Sóc Sơn là huyện đầu tiên của Hà Nội thí điểm chương trình trồng rau sạch và rau hữu cơ do Hội Nông dân Việt Nam và Tổ chức ADDA Đan Mạch hỗ trợ.
Theo ông Nguyễn Duy Hồng - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, hiện sản xuất rau an toàn (RAT) trên địa bàn Hà Nội vẫn gặp nhiều khó khăn ở đầu ra do người tiêu dùng chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng RAT, rau hữu cơ. Mặc dù RAT Hà Nội đã hình thành một số chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ, có tem, dán nhãn nhận diện, truy xuất nguồn gốc, được tiêu thụ qua 18 doanh nghiệp, 17 HTX nhưng sản lượng tiêu thụ dạng này còn ít, chỉ đạt 20.000 tấn/năm, chiếm 5% tổng sản lượng RAT, 3% sản lượng rau, 2% nhu cầu tiêu dùng. Rau sạch, tin tức mới nhất trong ngày
Thực tế, người tiêu dùng đang có xu hướng sử dụng ngày một nhiều hơn các loại RAT, nhưng do thiếu thông tin hoặc thông tin không minh bạch nên người tiêu dùng còn e dè. Theo số liệu khảo sát của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (năm 2014) có tới 73% người bán rau tại Hà Nội không thể phân biệt được rau bẩn và RAT, tỷ lệ này ở người mua lên tới 95%.
Năm 2008, Sóc Sơn là huyện đầu tiên của Hà Nội thí điểm chương trình trồng rau sạch và rau hữu cơ do Hội Nông dân Việt Nam và Tổ chức ADDA Đan Mạch hỗ trợ. Hiện toàn huyện Sóc Sơn có 13 nhóm, 2 liên nhóm và 2 HTX sản xuất rau hữu cơ với diện tích hơn 20ha. Các nhóm sản xuất ký kết hợp đồng cung ứng rau hàng ngày cho các công ty và nhóm khách hàng tiêu thụ tại Hà Nội mỗi tháng từ 75-80 tấn.
Dù giá bán rau hữu cơ luôn cao hơn RAT khoảng 10 - 20% nhưng sản phẩm rau hữu cơ Sóc Sơn luôn hết hàng; sản lượng rau mới chỉ đủ để cung cấp cho một số khách sạn, nhà hàng cao cấp, cơ quan đóng trên địa bàn Hà Nội và tại một số điểm chuyên bán rau hữu cơ chứ chưa đủ để bán rộng rãi. Ông Nguyễn Duy Hồng cho rằng phải xây dựng được hệ thống khép kín về RAT thì sản phẩm mới được tiêu thụ ổn định. Doanh nghiệp phải cùng nông dân chia sẻ những khó khăn, bảo đảm các bên cùng có lợi.
Hiện nay, Hà Nội đã phê duyệt 30 dự án về làm hạ tầng cơ sở trong đề án sản xuất RAT nhưng mới chỉ có 10 dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng. Trong khi đó, việc đầu tư hạ tầng cơ sở hoàn chỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sơ chế, đóng gói, bao tiêu sản phẩm ra thị trường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét