Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Làng nông nghiệp thần kỳ Nhật Bản mong muốn hợp tác với Việt Nam


Được mệnh danh là Làng Thần kỳ về phát triển nông nghiệp - Làng Kawakam, tỉnh Nagano (Nhật Bản) luôn ưu tiên việc tăng cường hợp tác với Việt Nam. rau sạch, tin tức mới nhất trong ngày
Trong những ngày cuối tháng 6 vừa qua, nhận lời mời của Trưởng Làng Kawakami, ông Fujihara Tadahiko, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường đã tới thăm Làng Kawakami, tỉnh Nagano- được mệnh danh là Làng Thần kỳ về phát triển nông nghiệp, một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp chất lượng cao hàng đầu của Nhật Bản, cung cấp tới 70% sản lượng rau sạch cho thị trường trong nước những tháng mùa hè.
Trong thời gian thăm Làng, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường đã có các cuộc trao đổi với Trưởng Làng Fujihara Tadahiko, Chủ tịch Hội đồng Watanabe Hikaru, Hạ Nghị sỹ Ide Yosei (khu vực bầu cử Nagano) và một số hộ nông dân tiêu biểu của Làng.
Trưởng Làng Fujihara nhấn mạnh rằng việc tăng cường hợp tác với Việt Nam là một trong những ưu tiên hàng đầu của Làng và bày tỏ mong muốn tiếp tục được tiếp nhận nhiều hơn những thực tập sinh và sinh viên nông nghiệp Việt Nam sang làm việc và học tập trong lĩnh vực nông nghiệp chất lượng cao.
Hiện tại trong số gần 900 lao động người nước ngoài đang làm việc tại Làng, có khoảng 200 lao động là người Việt Nam. Đặc biệt có người đã gắn bó với Làng hơn 30 năm, trở thành người của Làng.
Đa số các hộ nông dân tiêu biểu của Làng đều đánh giá rất cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam. Bên cạnh đó là sự tương đồng về văn hóa và những tình cảm tốt đẹp nhân dân hai nước dành cho nhau; mong muốn Chính phủ hai nước tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để ngày càng có nhiều thực tập sinh, sinh viên Việt Nam sang làm việc và học tập tại Làng.
Đại sứ Nguyễn Quốc Cường bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước những bước phát triển vượt bậc của Làng trong suốt mấy chục năm qua, từ một làng nghèo khó đã vươn lên trở thành một làng tiêu biểu hàng đầu của Nhật Bản, với doanh thu hàng năm lên tới 24 tỷ Yên, trung bình doanh thu mỗi hộ nông dân của Làng là 43 triệu Yên/năm (hơn 400.000 USD).
Đại sứ khẳng định quyết tâm sát cánh cùng Làng tháo gỡ những khó khăn để thúc đẩy hợp tác giữa Làng Kawakami với các địa phương, các cơ sở sản xuất và giáo dục ở Việt Nam không chỉ trong lĩnh vực thực tập sinh, trao đổi sinh viên, mà cả lĩnh vực chuyển giao công nghệ, kinh nghiệp sản xuất, bảo quản và tiêu thụ rau chất lượng cao sang Việt Nam.
Đại sứ bày tỏ quyết tâm cùng Làng đưa mô hình Làng Thần kỳ này sang phát triển tại Việt Nam, ở một số địa phương có điều kiện thích hợp.
Trong chuyến thăm, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường đã thăm một hộ nông dân đang thu hoạch rau từ sáng sớm, thăm một số cơ sở nông nghiệp như Nông trường thử nghiệm và Trung tâm cải tạo giống của tỉnh Nagano; Trại cây giống, hạt giống của Công ty vật tư nông nghiệp Sumitomo thuộc Tập đoàn Sumitomo Chemicals và thăm một số cơ sở y tế phúc lợi và giáo dục theo mô hình phát triển mới của Làng./.

Thí sinh Đồng Nai mang rau sạch lên thành phố dự thi tốt nghiệp THPT Quốc gia


Tại các điểm thi tốt nghiệp PTTH Quốc gia TP Biên Hòa, Đồng Nai ở đâu chúng ta cũng bắt gặp phụ huynh tay xách hành lý cá nhân, tay xách rau quả từ quê lên để phục vụ con trong những ngày thi sắp tới
Đa số các bậc phụ huynh ở Đồng Nai điều có chung nỗi lo lắng trước khi con lên Thánh phố dự thi, đó là sợ trên thành phố thực phẩm không đảm bảo an toàn, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con nên nhiều thí sinh và phụ huynh mang theo rau củ ở quê lên Thành phố dự thi cho an toàn.
Chị Nguyễn Thị Ninh (45 tuổi) ở huyện Xuân Lộc nói : “ Bây giờ thực phẩm bẩn được bày bán tràn lan khắp các chợ. Những ngày thi của con là rất quan trọng, sợ con lên đây ăn phải thực phẩm bẩn, không an toàn cho sức khỏe nên tôi phải chuẩn bị trứng gà, rau, quả tự làm được lên đây thuê nhà trọ nấu cho con ăn, đảm bảo sức khỏe để thi tốt”.
Cũng có chung suy nghĩ như chị Ninh, Ông Nguyễn Khắc Xuân (46 tuổi) ở huyện Tân Phú chia sẽ : “Mấy hôm trước vợ tôi có mua rau ở ngoài chợ về ăn cả nhà bị đau bụng, ở quê còn có rau bẩn nói gì đến thành phố, hôm nay đưa con đi làm thủ tục dự thi vợ tôi đã chuẩn bị đủ loại thực phẩm cho bố con lên đường dự thi tốt, an toàn về sức khỏe”.
Năm nay TP Biên Hòa (Đồng Nai) có lượng thí sinh đổ về rất đông, đứng thứ 2 cả nước, toàn tỉnh Đồng Nai có hơn 9.500 em đăng ký cụm thi xét tốt nghiệp THPT - do Sở chủ trì - gồm 23 điểm thi (409 phòng). 14.000 thí sinh đăng ký cụm thi vừa để xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển đại học - do Đại học Công nghiệp TP HCM chủ trì - với 12 điểm thi đặt tại TP Biên Hòa.
Nhiều thí sinh ở vùng xa như Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc... Vậy nên các bậc phụ huynh cùng con em mình lên cách đây mấy hôm để ổn định chỗ ở và nghĩ ngơi chờ ngày thi. rau sạch, tin tức mới nhất trong ngày
Ông Nguyễn Văn Ba (52 tuổi) ở Định Quán cho biết : “ Từ nhà tôi lên .TP là gần 100km, bố con tôi lên hôm 28 để tìm phòng trọ, bà ngoại cháu lo cho sức khỏe của cháu nên trước khi đi bà hái cho 5km măng cụt, chôm chôm đem lên ăn, sợ mua ở ngoài hoa quả ngâm hóa chất. Hôm nay đã hết thực phẩm dưới quê mang lên, tôi đang tính chiều về nhà lấy mang thêm ăn cho đủ 3 ngày dự thi”.
Tương tự, rất nhiều phụ huynh ở Đồng Nai đều có tâm lý sợ thực phẩm thành phố bẩn không tốt cho sức khỏe con em mình nên các gia đình điều chuẩn bị thực phẩm từ quê mang lên trong 4 ngày dự thi.
Để đảm bảo cho sức khỏe của các thí sinh về dự thi THPT Quốc gia cũng như cán bộ coi thi, Sở Y tế Đồng Nai đã chỉ đạo các trung tâm y tế rà soát, kiểm tra, chấn chỉnh các điểm buôn bán thực phẩm, các quán ăn gần khu vực thi nghiêm cấm không được không bán thực phẩm bẩn, mất vệ sinh , ảnh hưởng đến sức khỏe của thí sinh. Tăng cường kiểm tra đột xuất các quán ăn, của hàng thực phẩm trong những ngày thi, nếu có hàng quán nào có dấu hiệu vi phạm sẽ bị xử phạt nghiêm khắc. Các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện cũng sẵn sàng ứng phó khi có sự cố ngộ độc để kịp thời cấp cứu, đảm bảo kỳ thi diễn ra tốt đẹp.
Ngoài vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, tỉnh Đồng Nai đã lên phương án cho việc ứng phó ngập ở TP Biên Hòa, an toàn giao thông, an ninh trật tự... nhằm giúp thí sinh có một mùa thi an toàn, hiệu quả.

Tiềm năng hợp tác nông nghiệp với Việt Nam

Nhu cầu đối với rau xà lách của Kawakami rất cao song làng đối mặt với khó khăn như thiếu hụt lực lượng lao động. Làng đã đẩy mạnh việc tuyển dụng thực tập sinh nước ngoài. Hiện nay, làng có gần 1.000 thực tập sinh nước ngoài. Việt Nam có khoảng 200 thực tập sinh đang làm việc tại Kawakami, là quốc gia có số thực tập sinh cao thứ hai tại đây. Tại vườn ươm giống xà lách của Kawakami, chúng tôi gặp hai thực tập sinh Việt Nam là em Nguyễn Hồng Sơn ở Phú Thọ và em Đỗ Xuân Lợi ở Lạng Sơn. Hai em cho biết vừa đến Kawakami từ tháng 4/2016. Sau một thời gian ngắn được đào tạo, giờ đây hai em đã bắt tay vào việc và có thu nhập. Theo em Sơn, mỗi tháng trừ các chi phí, em tiết kiệm được khoảng 20 triệu đồng. rau sạch, tin tức mới nhất trong ngày

Bên cạnh đó, để mở rộng diện tích canh tác và khắc phục hạn chế việc chỉ thu hoạch được 4 tháng trong năm, Kawakami đang tìm kiếm đối tác để phát triển mô hình sản xuất rau sạch theo quy chuẩn. Việt Nam là một địa điểm được đánh giá cao về tiềm năng với lợi thế về khí hậu có thể canh tác quanh năm, lực lượng lao động dồi dào.
Trưởng làng Kawakami, kiêm Chủ tịch Hiệp hội trưởng làng toàn Nhật Bản, Chủ tịch Hiệp hội trưởng làng tỉnh Nagano, ông Fujihara Tadahiko cho rằng thành phố Đà Lạt của Việt Nam có khí hậu tương tự làng Kawakami và cũng là nơi đang thử nghiệm trồng cây xà lách theo mô hình của Kawakami. Ngoài ra, ông cho rằng các kỹ thuật nông nghiệp của Kawakami cũng có thể áp dụng tại đồng bằng ở Hà Nội trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3. Ông đánh giá Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển tại châu Á và Kawakami sẵn sàng hỗ trợ tích cực Việt Nam áp dụng các kỹ thuật nông nghiệp của Kawakami.
Đối với những người nông dân tại Kawakami, xây dựng một cuộc sống lành mạnh, thân thiện với thiên nhiên, một đời sống tinh thần phong phú và đem lại lợi ích cho cộng đồng là ý nghĩa quan trọng nhất của những người làm nông nghiệp. Xuất phát từ quan điểm đó, những người nông dân nơi đây tiếp tục nỗ lực để Kawakami luôn là một trong những ngôi làng đáng sống nhất tại Nhật Bản.

Kawakami – Câu chuyện thoát nghèo từ cây xà lách


Câu chuyện về nỗ lực thoát nghèo của người dân làng Kawakami đã trở nên nổi tiếng khắp Nhật Bản. Từ cây xà lách, những người nông dân cần cù đã đưa Kawakami trở thành địa phương giàu nhất đất nước.
Cơ duyên với cây xà lách
Làng Kawakami có diện tích 209,6km vuông, ở Đông Nam tỉnh Nagano, cách thủ đô Tokyo 190km về phía Tây. Tọa lạc trên vùng cao nguyên với nơi cao nhất có độ cao 2.599 m so với mặt biển và thấp nhất là có độ cao 1.110 m, lượng mưa thấp, làng Kawakami có khí hậu ôn đới khô và mát mẻ, đặc biệt thích hợp để trồng các loại rau đặc trưng của vùng cao nguyên. Tuy nhiên, vào những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, đây là một trong những ngôi làng nghèo và lạc hậu nhất Nhật Bản. rau sạch, tin tức mới nhất trong ngày
Chúng tôi đến làng Kawakami trong một ngày cuối tháng 6. Lúc đó là vào khoảng 3 giờ chiều, nhiệt độ vào khoảng 25 đến 27 độ C. Trước mắt chúng tôi là những cánh đồng xà lách mơn mởn, trải dài trong ánh nắng chói chang. Lác đác một vài người nông dân đang làm công việc nhổ cỏ, dọn dẹp trên cánh đồng.
Đón chúng tôi là Phó Trưởng làng, anh Tomohiro Nishio, giải đáp sự tò mò về những cánh đồng mênh mông nhưng hầu như không có người, anh cho biết bây giờ là thời điểm nóng nhất trong ngày vì vậy không phải là thời gian để hái hay trồng xà lách mà chỉ là thời gian làm các công việc chuẩn bị. Anh cho biết nhiệt độ tối đa của Kawakami là 28 độ C, nếu vượt qua ngưỡng này, xà lách sẽ nở hoa. Ngoài ra, nhiệt độ giữa ngày và đêm của Kawakami có sự chênh lệch khá lớn. Khi đêm xuống, nhiệt độ sẽ xuống dưới 10 độ C, là nhiệt độ lý tưởng để thu hoạch xà lách. Những đặc trưng thời tiết này đã giúp Kawakami trở thành địa phương duy nhất tại Nhật Bản trồng xà lách vào mùa hè.
Vốn là một làng nghèo nhất của Nhật Bản trong những năm 60 và 70 của thế kỷ trước, khi tôi hỏi về cơ duyên đã đưa người dân Kawakami đến với cây xà lách, anh Tomohiro Nishio cho biết xuất phát điểm của nghề trồng rau xà lách tại Kawakami là thời điểm quân đội Mỹ tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên. Lính Mỹ muốn ăn xà lách trong khi hoạt động vận chuyển rau xà lách từ Mỹ sang gặp nhiều khó khăn, họ muốn tìm một địa phương có điều kiện khí hậu phù hợp để trồng xà lách cung cấp cho thực đơn của lính Mỹ trong mùa Hè. Người Mỹ nhận ra khí hậu khô, lạnh của Kawakami là môi trường hoàn hảo để trồng loại rau này.
Sau khi chiến tranh kết thúc, kinh tế Nhật Bản phục hồi nhanh chóng, cuộc sống của người Nhật Bản cũng trở nên sung túc hơn. Thực đơn của người Nhật trở nên phong phú. Cùng với các món ăn truyền thống của Nhật Bản, khẩu vị người Nhật cũng dần được “Tây hóa” và họ trở nên ưa thích loại rau này. Xà lách trở thành một trong những nguyên liệu chính trong các bữa ăn của người Nhật Bản, rau xà lách tại Kawakami sản xuất ra đến đâu đều được bán hết đến đấy. Đó là cơ sở cho nghề trồng rau xà lách tại Kawakami phát triển mạnh mẽ.
Một nắng hai sương
Nắm bắt cơ hội từ cây xà lách, người dân Kawakami đã quyết tâm đầu tư một cách bài bản để phát huy hết lợi thế của địa phương. Các kỹ thuật gây giống, canh tác, thu hoạch, vận chuyển đều được áp dụng một cách quy chuẩn và hiện đại. Làng còn đề ra những quy định nghiêm ngặt, các sản phẩm rau của làng được quản lý chặt chẽ bởi một hệ thống kiểm soát chất lượng đồng bộ từ vườn cho đến nhà cung cấp, đảm bảo sản phẩm rau chất lượng cao nhất và tươi nhất.
Theo phó trưởng làng Kawakami, một mùa xà lách bao gồm các công đoạn từ chuẩn bị trồng rau đến thu hoạch diễn ra từ tháng 3 đến tháng 11. Đầu tiên là công đoạn chuẩn bị đất trồng. Đất được xới lên và được kiểm tra các thành phần chất trong đất, căn cứ vào kết quả kiểm tra, đất trồng sẽ được bổ sung các thành phần hóa chất còn thiếu. Phân hữu cơ để tăng độ màu cho đất sẽ được trộn đều trong đất trước công đoạn trồng cây. Sau đó, đất tơi xốp đã được bổ sung đầy đủ các khoáng chất và chất màu sẽ được đánh luống và trải nilon. Hai công đoạn này đã được cơ giới hóa.
Theo anh Tomohiro Nishio, kỹ thuật trồng và thu hoạch xà lách tại Nhật Bản là xuất phát từ Kawakami. Anh cho rằng ưu điểm quan trọng nhất của Kawakami trong kỹ thuật canh tác xà lách phủ ni lon lên đất trước. Nilon được phủ nhằm giữ độ ẩm cho đất, ngăn không cho cỏ mọc xen với xà lách và giữ nhiệt độ của đất không xuống quá thấp ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của cây. Ngoài ra, Kawakami cũng áp dụng những kỹ thuật hiện đại trong khâu vận chuyển như kho đông lạnh, thiết bị vận chuyển để đảm bảo cung cấp đến tận người tiêu dùng sản phẩm rau xà lách tươi ngon nhất.
Đối với công đoạn gây giống, nông dân chuẩn bị các khay gồm nhiều ô nhỏ chứa đất đã được trộn với phân hữu cơ, mỗi một ô được để một hạt giống. Sau khi hạt giống nảy mầm thành những cây xà lách nhỏ, nông dân sẽ đem các khay xà lách giống ra đồng để trồng từng cây xà lách. Từ 45 đến 50 ngày sau khi trồng, xà lách sẽ được thu hoạch. Trong quá trình xà lách trưởng thành, nhiệm vụ của nông dân ở ngoài đồng là tưới nước và làm cỏ.
Từ năm 1988, làng Kawakami đã đi trước cả nước khi khởi công xây dựng truyền hình cáp của làng, phát các chương trinh về các sự kiện của làng, của trường học, hoạt động vận chuyển rau, thông tin thời tiết, các cuộc họp của làng.
Mùa thu hoạch xà lách thường bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10. Đây cũng là thời điểm vất vả nhất của nông dân. Anh Hirotaka Nakajima, 29 tuổi, nông dân làng Kawakami cho biết anh thường bắt đầu việc thu hoạch từ 1h sáng, thời điểm nhiệt độ còn thấp, dưới 10 độ C. Theo những nông dân Kawakami, họ ưu tiên thu hoạch xà lách trước khi mặt trời mọc vì do chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm khá lớn. Nếu thu hoạch ban ngày, nhiệt độ cao sẽ làm cây xà lách không giữ được độ tươi giòn cần thiết.
Vẫn có thời điểm việc thu hoạch được kéo dài cả sau khi mặt trời mọc do phải đáp ứng đủ số lượng theo đơn đặt hàng, song tối đa chỉ đến 9h sáng là kết thúc. Cây xà lách sau khi được hái sẽ được úp lên ruộng, nông dân sẽ phun nước lên những cây xà lách để làm trôi nhựa ở cuống, sau đó xếp vào thùng carton. Tùy theo kích thước của cây xà lách mà một hộp carton chứa được từ 12-14 cây hoặc 24-26 cây/hộp.
Các hộp rau xà lách sẽ được chuyển về hệ thống kho đông lạnh và được vận chuyển đi khắp nơi Nhật Bản. Thông thường, trong nội địa, xà lách Kawakami sẽ đến với người tiêu dùng chậm nhất là một ngày sau khi thu hoạch. Kết thúc một mùa canh tác nông nghiệp, các nông dân Kawakami có nhiều lựa chọn trong kỳ nghỉ Đông từ tháng 12 đến tháng 2.
Anh Tastuya Nakajima cho biết gia đình anh thỉnh thoảng đi du lịch, tuy nhiên, nếu cả gia đình không thể đi cùng nhau, anh thường đến các vùng lân cận tìm việc làm thêm như làm ở sân trượt tuyết.
Với anh Kimito Yui, mùa đông là thời gian mà gia đình dành cho những sở thích cá nhân, những sở thích mà trong mùa hè không thể làm được vì quá bận với việc nhà nông.
Anh Hirotaka Nakajima thì nói vui rằng vì mùa Hè quá vất vả với công việc làm nông rồi nên mùa đông chính là thời gian sạc lại năng lượng cơ thể để còn chuẩn bị tinh thần cho mùa tiếp theo.
Giá một hộp xà lách tại Kawakami vào khoảng 1.000 yen. Theo số liệu do làng cung cấp, doanh thu của một hộ gia đình trồng rau tại Kawakami từ 25 đến 30 triệu yen.
Làng Kawakami nổi tiếng là một trong những nơi đáng sống nhất Nhật Bản, không chỉ với khí hậu mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp, nguồn thu kinh tế ổn định mà còn là một hệ thống phúc lợi xã hội hoàn chỉnh. Hạ tầng dịch vụ công phục vụ nhân dân như bệnh viện, nhà trẻ, trường học… đều được chú trọng. Người dân ở đây được hưởng một hệ thống chăm sóc y tế hàng đầu Nhật Bản, có tuổi thọ trung bình thuộc vào nhóm cao nhất Nhật Bản. Chính vì vậy, Kawakami là một trong số ít những địa phương có tỷ lệ thanh niên cao của quốc gia này. Lao động trong độ tuổi 30 – 39 chiếm 14,1%, cao hơn gấp 4 lần so với 3,3% của cả nước. Lao động trong độ tuổi từ 40-49 đạt tỷ lệ 22,9%, cao gần gấp 3 tỷ lệ 8,1% của toàn quốc, tỷ lệ người cao tuổi từ 65 trở lên chiếm 26,5%, chưa bằng một nửa tỷ lệ 57,4% của cả nước.
Cùng với một cuộc sống đầy đủ vật chất, người dân Kawakami cũng chú trọng xây dựng một cuộc sống tinh thần phong phú (tiếng Nhật gọi là “kokoromochi”). Nông nghiệp không chỉ đem lại cho người dân nơi đây một cuộc sống sung túc mà còn giúp họ gắn bó hơn với mảnh đất quê hương và thân thiện với thiên nhiên.
Với anh Tastuya Nakajima, ý nghĩa đầu tiên của công việc làm nông là giữ gìn và gắn kết mảnh đất mà anh được kế thừa từ gia đình. Anh nói rằng nếu không canh tác,đất sẽ bị bỏ hoang và cỏ dại sẽ mọc kín.
Anh Kimito Yui và anh Hirotaka Nakajima cho rằng một trong những niềm vui lớn của công việc mà các anh đang làm là cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng tốt nhất, được người tiêu dùng đón nhận, khen ngợi. Bên cạnh đó, công việc này cũng giúp các nông dân ý thức rõ việc gìn giữ môi trường thiên nhiên.




Hội Sơn (Anh Sơn): Tạo dòng sản phẩm thế mạnh


Hội Sơn là xã thuộc vùng giáp ranh thị trấn Anh Sơn, có chiến lược phát triển nông thôn mới gắn vành đai công nghiệp đô thị. Những năm qua, để tạo cú hích trong phát triển, xã chọn mũi đột phá bằng xây dựng các mô hình kinh tế mới nhằm tạo dòng các sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng hướng đến thị trường. rau sạch, tin tức mới nhất trong ngày
Hiện mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới theo chuỗi liên kết an toàn thực phẩm của hộ ông Trương Văn Hòa thuộc xóm 2, xã Hội Sơn (Anh Sơn) đã hoàn thiện các hạng mục đầu tư. Trong các khung lưới phủ kín màu xanh đầy sức sống của cây dưa lưới. Mô hình được đầu tư kinh phí trên 1,4 tỷ đồng, có hệ thống tưới nhỏ giọt công nghệ Isarel, bể ủ nguyên liệu. Đặc biệt cây giống dưa lưới được nhập về từ Nhật Bản, nguồn giống thế hệ đời F1 đảm bảo tính ưu việt, khả năng sinh trưởng tốt với giá nhập khẩu 2.500 đồng/hạt.
Ông Trương Văn Hòa (chủ cơ sở), cho biết: Vụ hè thu năm nay, tôi chính thức đưa cây dưa lưới vào trồng, tiếp các vụ sau sẽ là rau màu thích ứng với khí hậu. Với công nghệ mới được đầu tư, cây trồng được chăm sóc kỹ lưỡng, nghiêm ngặt, không sử dụng các danh mục thuốc bảo vệ thực vật. Để chủ động đầu ra cho sản phẩm, tôi đã ký kết một số hợp đồng cung ứng dưa lưới như Công ty rau sạch Vĩnh Cường (Đồng Nai), một số nhà cung cấp rau sạch Hải Phòng, Đà Nẵng và hệ thống các siêu thị Big C trên toàn quốc với giá ổn định 45.000 đồng/kg. Mô hình bước đầu tạo việc làm cho 5 lao động thời vụ trên địa bàn...
Mô hình trồng rau sạch nhà lưới của ông Trương Văn Hòa ở xóm 2, xã Hội Sơn được triển khai theo quy trình chuỗi an toàn thực phẩm
Về mô hình nuôi bồ câu Pháp của hộ chị Nguyễn Thị Long ở xóm 5, xã Hội Sơn có quy mô 500 con, được nuôi thành 2 khu vực dành cho bồ câu thịt và bồ câu nuôi bán giống. Nguồn giống được chị du nhập về từ trang trại bồ câu Sáng Tạo (Bắc Giang). Đây là đối tượng nuôi mới mẻ, rất được người tiêu dùng quan tâm. Hơn 2 năm gắn bó với mô hình, kinh nghiệm của chị Nguyễn Thị Long là sự đầu tư được chăm chút từ thức ăn đến các khâu phòng trừ dịch bệnh, vệ sinh máng ăn, nước uống theo ngày.
Đặc biệt, sử dụng nhiều thức ăn phối trộn từ các phụ phẩm ngô, lúa sẽ khiến thịt chim thơm ngon, phù hợp với xu hướng lựa chọn của người tiêu dùng. Hiện sản phẩm chim bồ câu của chị Long được nhập bán tại các đơn vị cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học trên địa bàn huyện. Theo tính toán, mỗi tháng chị xuất bán trên 50 cặp bồ câu thịt và bồ câu giống với giá 120.000 - 450.000 đồng/cặp. Mô hình này cho tổng thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.
Mặc dù nằm trong vùng thuộc vành đai nông nghiệp ven thị trấn Anh Sơn, có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, tuy nhiên thực tế người dân sản xuất trên địa bàn xã Hội Sơn vẫn mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán, chưa tạo được nhiều sản phẩm an toàn chất lượng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, các mặt hàng nông sản chưa đủ lớn và thiếu ổn định.
Trước thực trạng này, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Hội Sơn lần thứ XII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 chỉ rõ: “Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nông nghiệp, nông thôn... Nhân rộng các mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả trên các lĩnh lực cây trồng và vật nuôi nhằm tạo nhiều sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng, có sức cạnh tranh cao”.
Mô hình trồng thanh long của ông Nguyễn Trọng Lệ xóm 5, xã Hội Sơn hiện cos120 gốc, cho thu nhập tăng thêm đạt trên 70 triệu đồng mỗi năm
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch UBND xã Hội Sơn, cho biết: Trên tinh thần Nghị quyết chuyên đề số 01- NQ/ĐU của Đảng ủy, UBND xã ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về thực hiện xây dựng nông thôn mới năm 2016 gắn việc đầu tư xây dựng mô hình cho thu nhập cao. Tổ chức cho cán bộ và một số hộ dân đi thăm quan, học tập mô hình sản xuất có giá trị thu nhập cao ở các huyện Tân kỳ, Nghĩa Đàn. Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đem lại giá trị thu nhập cao trong sản xuất, cải tạo vườn tạp trong các hộ gia đình để đầu tư sản xuất có hiệu quả. Hỗ trợ tối đa mặt bằng, chuyển đổi đất cho các hộ gia đình hoặc nhóm hộ đầu tư phát triển các mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới…
Nhờ những giải pháp mang tính định hướng và chỉ đạo kịp thời của Đảng ủy và chính quyền xã Hội Sơn, chỉ sau thời gian gần 3 năm, toàn xã đã hình thành trên 20 trang trại, gia trại chuyên sản xuất cây, con có giá trị kinh tế cao, ổn định.
Điển hình như mô hình 10 ha sản xuất ngô 4 vụ trên đất bãi vệ xóm 2, bán ngô cây làm thức ăn cho bò sữa, cho thu nhập 62 triệu đồng/ha, tăng 15 triệu đồng/ha so với sản xuất ngô lấy hạt (45 triệu đồng/ha). Rồi mô hình trồng 10 ha ngô tăng vụ trên đất 2 lúa tại xóm Đồng Trương cho thu nhập khá ổn định; mô hình trồng cam sạch bệnh 4 ha tại thôn 10; mô hình trồng 150 cây thanh long ruột đỏ tại xóm 5, mô hình chăn nuôi tổng hợp tại xóm 4... với thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm/mô hình; góp phần tạo sức lan tỏa trong nhân dân, tăng hệ số sử dụng đất lên 5,6 lần. Bên cạnh đó, sản phẩm từ các mô hình đang dần hình thành dòng sản phẩm chất lượng có giá trị trên thị trường.
Mô hình nuôi bồ câu nhốt của chị Nguyễn Thị Long ở xóm 5, xã Hội Sơn rất có hiệu quả
Theo lộ trình kế hoạch, thì cuối năm 2016 này xã Hội Sơn hoàn thiện 19 tiêu chí để về đích nông thôn mới. Đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết thêm, việc về đích nông thôn mới quan trọng nhất vẫn là làm thế nào nâng cao đời sống và thu nhập cho người dân. Thời gian tới, xã tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác vận động, tuyên truyền; ứng dụng KHCN mới vào sản xuất; tập trung huy động sự đóng góp từ nhân dân kết hợp với nguồn ngân sách hỗ trợ hợp pháp khác để tạo bứt phá về cơ cấu giống cây, con tạo dòng sản phẩm hướng mạnh ra thị trường. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động về đích nông thôn mới đúng lộ trình...



Quảng Trị chủ động tìm sinh kế mới cho ngư dân vùng biển, nhất là vùng bãi ngang

Ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, cho biết đã chỉ đạo các huyện và ngành nông nghiệp nghiên cứu, xây dựng các mô hình để chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân vùng biển, đặc biệt là vùng biển bãi ngang để tạo sinh kế lâu dài.

Chợ cá Cửa Tùng huyện Vĩnh Linh không ai buôn bán, thuyền nằm lật úp thê thảm. rau sạch, tin tức mới nhất trong ngày
Chẳng trông chờ vào đền bù ô nhiễm biển, chính quyền tỉnh Quảng Trị đã chủ động tập trung nghiên cứu, xây dựng các mô hình để chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân vùng biển, đặc biệt là vùng biển bãi ngang để tạo sinh kế lâu dài.
Đi qua vùng biển Quảng Trị hôm nay đã thấy xuất hiện một vài tàu thuyền đánh cá, nhưng chủ yếu tàu xa bờ. Ngư dân Nguyễn Văn Hiếu ở xã Gio Việt cho biết, dạo này cá thu, cá ngừ thấy rất ít, chỉ có cá nục khai thác về bán lại cho các lò hấp cá, nhưng sản lượng đánh bắt được cũng không nhiều, không bù đủ tiền dầu.
Những ngư dân đi đánh cá cùng anh Hiếu cũng chung nhận định biển đang tang thương. Đa số ngư dân đang ở nhà, chưa ra biển đánh bắt cá.
Còn với tàu gần bờ đánh bắt trong 20 hải lý trở vào thì càng khó khăn hơn. Anh Nguyễn Hải Thủy ở xã Trung Giang và một vài ngư dân đi đánh bắt gần bờ nhưng biển không còn cá như trước nữa, lưới kéo lên chỉ mắc vào xương cá. Các loại cá tầng này như cá mú, cá hồng, cá chai coi như không còn xuất hiện. Nhiều lúc vừa đi biển vừa chảy nước mắt, chẳng biết khi mô biển trở lại như xưa để cưu mang ngư dân.

Ngư dân Lê Văn Hồng ở xã Gio Việt, huyện Gio Linh, mong muốn bây giờ là vay được vốn ưu đãi sớm để đóng mới tàu to đi đánh bắt xa bờ. Không thể đánh bắt hải sản gần bờ được, bà con ngư dân chỉ còn biết trông vào một hướng vậy thôi.
Đề nghị chính cấp tỉnh vào cuộc gắt gao để ngân hàng sớm cho ngư dân vay vốn. Có đóng được tàu xa bờ thì mới giải quyết được việc làm cho ngư dân nghèo.
Ông Trần Văn Thuận, Bí thư xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, cho biết không đợi đến khi nguyên nhân công bố cá chết mới tìm hướng phát triển mới, mà ngay từ khi tình hình đời sống của ngư dân ngày thêm phức tạp do cá chết bất thường, chúng tôi đã tập trung xây dựng hai phương án để tạo nguồn thu nhập cho bà con.
Thứ nhất là chuyển qua trồng trọt, bao gồm trồng cây dược liệu và xây dựng vùng chuyên canh rau sạch trên cát. Thứ hai, khuyến khích ngư dân mua sắm các loại tàu thuyền công suất lớn, chuẩn bị cho phương án tàu đánh bắt xa bờ, phát triển một lực lượng chuyên làm dịch vụ hậu cần nghề cá làm phương tiện trung chuyên hải sản từ tàu thuyền lớn ngoài khơi, khai thác hải sản vùng an toàn đưa vào bờ tiêu thụ. Tuy nhiên, để thực hiện được hai phương án này chúng tôi gặp quá nhiều khó khăn, nhất là kinh phí đầu tư.
Theo ông Nguyễn Đức Đồng, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị, đơn vị đã giải ngân gần 50 tỷ đồng cho hơn 1.700 hộ vay chuyển đổi nghề nghiệp. Trước mắt, đồng vốn vay giúp bà con tìm hướng làm ăn mới, gia tăng sản xuất để tiếp tục hành trình vươn khơi bám biển và bảo vệ tốt chủ quyền biển đảo.
Ngoài ra, tỉnh cũng ưu tiên tuyển chọn lao động vùng biển để đưa đi lao động nước ngoài cũng như đưa vào làm việc trong các nhà máy. Không thể ngồi đợi mà phải hành động ngay dù gặp muôn vàn khó khăn, thách thức.

Sống ở Vinhomes: tiện lợi đủ đường


Cuộc sống hiện đại càng ngày càng trở nên bận rộn khiến cho con người luôn phải “quay cuồng” tính toán xem nên sử dụng thời gian và tiền bạc như thế nào cho tiết kiệm, hiệu quả.
Trong bối cảnh đó, rất nhiều người đã chọn sống ở các khu đô thị và khu căn hộ Vinhomes vì tại đây, cuộc sống trở nên tiện lợi nhờ mô hình phát triển thông minh và những chương trình hấp dẫn chủ đầu tư triển khai dành riêng cho các cư dân.
Mô hình “Tất cả trong 1” rau sạch, tin tức mới nhất trong ngày
Trong xã hội hiện nay, con người luôn luôn thấy thiếu thời gian để sắp xếp ổn thỏa “việc nước, việc nhà”. Công việc bận rộn; giao thông đi lại từ chỗ này đến chỗ kia không dễ dàng vì đường sá tắc nghẽn; nhu cầu trong cuộc sống ngày càng nhiều hơn: mua sắm tiêu dùng, đưa đón con cái, chăm sóc sức khỏe…khiến cho ai ai cũng trở nên vội vàng, thiếu thốn thời gian.
Đó là lý do vì sao trong khoảng 5 năm trở lại đây, các khu đô thị phức hợp mọc lên ngày càng nhiều nhưng không có nhiều khu đô thị làm “tới” được ý tưởng xây dựng mô hình “tất cả trong một” trong khuôn viên khu đô thị. Nhiều chủ đầu tư chú trọng phát triển các tiện ích dịch vụ đi kèm như siêu thị, phòng khám… nhưng những tiện ích đó không có đủ chất lượng để cư dân tin dùng.
Không khó hiểu khi Vinhomes luôn đứng đầu trong danh sách lựa chọn của người mua nhà bởi ở tất cả các khu đô thị và khu căn hộ Vinhomes cư dân đều được tận hưởng đầy đủ các dịch vụ tiện ích cần thiết cho cuộc sống đến từ hệ sinh thái đa ngành nghề của tập đoàn Vingroup.
Có thể thấy rất rõ, 100% các khu đô thị Vinhomes đều được xây dựng theo mô hình quần thể tích hợp “thành phố trong lòng thành phố”, mang đến sự tiện lợi tối đa, giúp cư dân tận hưởng một cuộc sống thoải mái trọn vẹn. Hầu hết các khu đô thị Vinhomes đều được xây dựng các tiện ích như trường học Vinschool, bệnh viện đa khoa quốc tế/phòng khám Vinmec, khu vui chơi giải trí hiện đại, khu mua sắm và ẩm thực phong phú (trung tâm thương mại Vincom), nhà hàng, bể bơi trong nhà và ngoài trời, hệ thống sân chơi sáng tạo, sân thể thao theo tiêu chuẩn quốc tế, công viên cây xanh… Với mô hình hệ sinh thái khép kín, cư dân Vinhomes có thể tận hưởng toàn bộ các tiện ích vui chơi, giải trí, y tế, giáo dục, mua sắm… mà không phải tốn thời gian tìm kiếm, đi lại.
Các khu đô thị của Vinhomes sở hữu hệ thống tiện ích đẳng cấp, mang đến sự tiện lợi tối đa, giúp cư dân tận hưởng một cuộc sống thoải mái trọn vẹn.
Sự tiện lợi nhờ những dịch vụ giá trị gia tăng
Ở Vinhomes, cư dân còn được tận hưởng lợi ích thiết thực từ những chương trình dịch vụ giá trị gia tăng chủ đầu tư dành cho cư dân. Có thể kể đến như: Chương trình tặng rau sạch cho cư dân, chương trình đào tạo người giúp việc miễn phí…Những sáng kiến này được cư dân đón nhận nhiệt tình bởi ý nghĩa thực tế trong việc góp phần khiến cuộc sống của cư dân trở nên tiện lợi, thoải mái hơn.
Trong mùa hè này, Vinhomes triển khai tiếp tục 2 chương trình chăm sóc đặc biệt: Chương trình “Bảo dưỡng máy điều hòa miễn phí” - Vinhomes kết hợp cùng Trung tâm Công nghệ và Điện máy VinPro để tư vấn, bảo dưỡng các máy điều hòa cho cư dân tại các khu căn hộ, giúp hệ thống điều hòa vận hành tốt và tiết kiệm điện năng hơn; song song với đó, khóa học bơi Vinhomes Summer Camp 2016 được tổ chức miễn phí cho các cư dân nhí tại khu đô thị và khu căn hộ của Vinhomes. Khóa học sẽ trang bị cho các em kỹ năng độc lập cơ bản dưới nước, kỹ năng bơi lội cơ bản hoặc nâng cao tùy theo trình độ và độ tuổi. Đây là hoạt động khởi đầu cho chuỗi sự kiện hè sôi động đang chờ đón các cư dân nhí của Vinhomes trong tháng 6 và tháng 7 này.
Các chuyên viên tận tâm của VinPro sẽ triển khai quy trình bảo dưỡng toàn bộ máy điều hòa trong nhà cư dân, bao gồm: làm vệ sinh, tư vấn dùng điều hòa hiệu quả… dựa trên những tiêu chuẩn chuyên nghiệp.
Những chương trình trên chỉ là một số ít tiêu biểu cho hàng loạt các chương trình chăm sóc cư dân mà Vinhomes liên tục đưa ra. Bất cứ ai là cư dân Vinhomes đều cảm thấy tự hào khi cuộc sống nơi đây được nâng niu và vun đắp mỗi ngày, thế hệ tương lai được quan tâm phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Thế nên, đi đâu cũng nghe nhiều người nói “không ai sướng bằng dân Vinhomes”.

Vườn xanh trên cát trắng Quảng Bình

Ít ai có thể hình dung được vùng đất cát trắng ven biển Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giờ đây lại có một trang trại sản xuất rau xanh bốn mùa.

Để có mặt tại kệ rau củ quả sạch của siêu thị Co.opmart Quảng Bình, những sản phẩm cải xanh, hành lá, xà lách, mướp đắng... của Công ty cổ phần Thanh Hương ở xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) đã được sản xuất theo quy trình VietGAP , chất lượng được đảm bảo từ khâu gieo trồng đến xuất thành phẩm. rau sạch, tin tức mới nhất trong ngày
Nhờ cơ duyên, chúng tôi có cơ hội được tham quan quá trình sản xuất những sản phẩm rau xanh sạch trên vùng cát trắng tại trang trại của anh Võ Đại Nghĩa, Giám đốc Công ty cổ phần Thanh Hương.
Ít ai có thể hình dung được vùng đất cát trắng ven biển Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giờ đây lại có một trang trại sản xuất rau xanh bốn mùa, mùa nào thức nấy, từ cải xanh, mồng tơi, hành lá, đến mướp đắng, dưa chuột, đậu cô ve... xanh non mượt mà.
Điều quan trọng là anh Võ Đại Nghĩa - chủ nhân của trang trại, đã sản xuất rau theo quy trình VietGAP nhằm mang đến sản phẩm rau sạch cho người tiêu dùng. Trong câu chuyện thân tình với những người khách lạ, anh Võ Đại Nghĩa cho biết, mới đầu chỉ có khoảng 1.500m2 đất trồng rau xanh nhưng hiện nay Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất lên 1,5ha với đầy đủ các khu gieo trồng, khu xử lý sau thu hoạch.
Và tương lai xa hơn, Công ty sẽ đầu tư nhà kính trên toàn bộ diện tích này để có thể sản xuất các loại rau chủ lực quanh năm nhằm cung cấp cho thị trường.
Đến thăm trang trại rau xanh, các công nhân của Công ty đang nhổ cỏ trên luống rau mồng tơi. Một nhóm công nhân khác xới đất trộn phân chuồng để lên luống trồng hành lá.
Anh Trần Văn Hiếu, cán bộ kỹ thuật của Chi cục Bảo vệ thực vật cho biết, có sự khác nhau rõ rệt giữa việc canh tác rau theo truyền thống và theo hướng VietGAP, nhất là trong khâu giống, chăm sóc, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thời gian cách ly khi thu hoạch.
Trong sản xuất rau truyền thống, bà con thường canh tác theo kiểu tận dụng đất, sử dụng giống tự để lại, ít dùng phân chuồng hoai mục, sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật và nhất là thời gian cách li sau khi dùng thuốc không đủ dài nên không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Còn đối với việc trồng rau theo VietGAP, quy trình luôn được đảm bảo từ khâu lựa chọn giống có nguồn gốc, có xác nhận, đến khâu gieo trồng chăm sóc phải đảm bảo quy trình của từng loại rau.
Đặc biệt, trồng rau theo VietGAP luôn hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nếu cây trồng có bị sâu bệnh việc sử dụng thuốc phải là lựa chọn cuối cùng và sử dụng thuốc trong danh mục cho phép; sau khi dùng thuốc phải ghi chép lại và đảm bảo thời gian cách ly đối với từng loại rau.
Hiện tại, trang trại sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP của Công ty Thanh Hương đang được Chi cục Bảo vệ thực vật hỗ trợ kỹ thuật và kiểm soát sâu bệnh hại.
Anh Nguyễn Văn Tuân, tổ trưởng tổ cây trồng của Công ty chia sẻ, khó khăn lớn nhất là vùng đất này chỉ có cát trắng nên phải mua đất thịt từ xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình về xới trộn và bổ sung phân chuồng hoai mục để cải tạo đất.
Cũng chính vì sự khó khăn như thế nên khi canh tác, Công ty rất chú ý trong sử dụng phân, chủ yếu là dùng phân hữu cơ, phân chuồng hoai chứ không sử dụng phân hóa học, đạm vô cơ để tránh làm đất bị bạc màu sau vài vụ gieo trồng. Trang trại đang trồng mướp đắng, dưa chuột, đậu cô ve, hành lá và rau mồng tơi.
Các loại rau này đều được trồng và giám sát theo quy trình của từng loại trong tất cả các khâu gieo trồng, bón phân, phun thuốc và thời gian cách ly. Có được thành quả này một phần nhờ sự hỗ trợ về kỹ thuật của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Bình với mô hình sản xuất rau an toàn theo VietGAP khởi động từ tháng 2/2016.
Đến nay, sau 4 tháng đi vào sản xuất, Công ty đã thu hoạch được khoảng chục lứa cải xanh, hành lá, dưa chuột, đậu cô ve, mướp đắng, mồng tơi... Sản phẩm rau xanh sau khi thu hoạch sẽ được sơ chế, đóng gói cẩn thận mới đưa đến tay người tiêu dùng.
Sản phẩm rau sạch của Công ty cổ phần Thanh Hương đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP, một số sản phẩm như cải xanh, hành lá, xà lách, mướp đắng được siêu thị Co.opmart Quảng Bình lựa chọn đưa vào kinh doanh trong siêu thị và được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn cũng như đánh giá cao về chất lượng rau sạch, an toàn.
Tuy nhiên, có mặt trên kệ rau sạch của siêu thị Co.opmart Quảng Bình mới chỉ được 30% sản lượng thu hoạch, còn 70% còn lại đến tay người tiêu dùng qua kênh chợ truyền thống. Như vậy, giá cả mang lại không cao và về lâu dài sẽ gây thua lỗ, bởi vì sản xuất rau sạch tốn rất nhiều công sức.
Vì vậy, nỗi trăn trở lớn nhất của chủ trang trại cũng như niềm mong muốn của nhiều công nhân Công ty Thanh Hương là tìm được kênh thu mua toàn bộ sản lượng các loại rau sạch, an toàn do trang trại sản xuất.
Từ đó, vừa tạo ổn định đầu ra cho sản phẩm, ổn định tình hình sản xuất và phát triển của trang trại, vừa tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động trên vùng đất cát Quảng Bình. Đồng thời, nguồn rau sạch, đảm bảo chất lượng sẽ có mặt nhiều hơn trong gian bếp và bữa ăn của mỗi người dân Việt.

Nông dân bãi Ngang thu nhập 70 tỷ đồng từ hành hoa

Baonghean.vn) - Với cơ chế hỗ trợ trồng luân canh, xen canh các loại rau màu, thời gian qua, nông dân vùng Bãi Ngang, huyện Quỳnh Lưu đã phát triển được vùng chuyên canh cây rau màu với nhiều loại phong phú. Trong đó, chủ lực và đem lại hiệu quả cao nhất là cây hành hoa.

Hành hoa là loại cây gia vị, có thể ăn tươi hoặc làm nguyên liệu cho các ngành chế biến thực phẩm nên nhu cầu tiêu thụ hành hoa hàng năm rất lớn. Xác định được nhu cầu của thị trường, qua khảo sát điều kiện ở địa phương, từ năm 2010, các xã vùng Bãi Ngang của huyện Quỳnh Lưu như Quỳnh Lương, Quỳnh Minh, Quỳnh Bảng đã đưa hành hoa trở thành cây trồng chủ lực, cho thu nhập cao ở địa phương và sản xuất quanh năm. 

Chị Hồ Thị Hương ở xóm 3, xã Quỳnh Minh có 3 sào trồng hành hoa. Chị Hương cho biết: Gia đình chị chủ yếu trồng hành vì rất dễ bán. Hiện nay, giá hành ở mức 12.000 đồng/kg thì 3 sào gia đình chị cũng lãi khoảng 50 triệu đồng/năm. Có thời điểm giá hành lên rất cao 25.000 đồng/kg. Thấp nhất 2.000 – 3.000 đồng/kg thì cũng có lãi ít, không lỗ vốn.
Hành dễ trồng, vốn đầu tư thấp, thời gian cho thu hoạch nhanh nên hiệu quả kinh tế rất cao. Mỗi năm, bà con ở vùng Bãi Ngang có thể trồng từ 3 – 5 lứa hành, mỗi lứa từ 40 – 55 ngày. Nếu được chăm sóc tốt, đúng quy trình kỹ thuật, 1 sào hành hoa sẽ cho năng suất khoảng 1 tấn/vụ. “Hành đang chiếm khoảng 60% diện tích, 30% làm cà chua, còn 10% trồng các loại rau màu khác. Mùa hè thì chúng tôi trồng thêm các loại dưa, còn mùa đông thì trồng đa dạng hơn. Hành nói chung là có hiệu quả nhất. Chỉ cần giá khoảng 7.000 – 8.000 đồng/kg là thu nhập đạt khoảng 200 – 300 triệu/ha, trong khi đó, chi phí trồng hành lại thấp.” – Ông Lê Hữu Tân - ở xóm 5, xã Quỳnh Lương cho biết thêm.
Xã Quỳnh Lương hiện có 215 ha chuyên sản xuất rau màu thì trong đó có 60% chuyên trồng hành. Mỗi năm, toàn xã cung cấp cho thị trường hơn 5.000 tấn hành, đạt giá trị trên 30 tỷ đồng.
Theo bà con trồng rau trong xã cho biết: Để trồng hành thành công, điều quan trọng là phải có cách chăm sóc hợp lý, thường xuyên theo dõi đồng ruộng, bắt sâu trưởng thành, sâu non, ngắt bỏ ổ trứng kết hợp với làm cỏ khu vực trồng hành. Là loại cây ưa nước nhưng không chịu được ngập nên diện tích trồng hành cần phải đảm bảo chủ động được tưới tiêu.
Hành lá có thể trồng quanh năm, tuy nhiên riêng vụ giáp tết, bà con Quỳnh Lương thường ít cơ cấu hành mà trồng đa dạng các loại rau củ để phục vụ thị trường dồi dào của tết Nguyên đán. Để hành hoa có thể đem lại thu nhập cao nhất cho bà con thì ngoài cơ chế hỗ trợ, Quỳnh Lương còn thường xuyên tập huấn KHKT, quy trình sản xuất hành đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhờ vậy nên sản phẩm hành hoa của Quỳnh Lương luôn đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi khắt khe của các siêu thị lớn trong nước. Và thị trường dành cho cây hành hoa của Quỳnh Lương luôn dồi dào.
Ông Hồ Nguyên Tuấn - Phó chủ tịch UBND xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu cho biết: “Trồng hành dễ trồng, ít sâu bệnh, thứ hai là thích ứng được với mọi loại thời tiết, nắng nóng hoặc là rét mấy thì cây hành cũng chịu được. Thứ 3 là thu nhập cây hành cao. Thứ 4 là thị trường tiêu thụ ổn định, dù giá hành có thấp đến mấy thì cũng bán được không phải đổ bỏ như các loại rau khác”
Vùng Bãi Ngang của huyện Quỳnh Lưu hiện có khoảng 700 ha chuyên trồng rau màu. Trong đó, có đến 50% diện tích trồng hành. Mỗi năm Bãi Ngang cung cấp cho các chợ, siêu thị trên cả nước trên 17.000 tấn hành, giá trị đạt trên 70 tỷ đồng.
Nhờ phát triển vùng chuyên canh cây rau màu mà hiện nay, vùng Bãi Ngang của huyện Quỳnh Lưu đã xây dựng được cánh đồng cho thu nhập cao từ 150 – 170 triệu đồng/ha/năm. Riêng cây hành hoa đạt 270 triệu đồng/ha/năm. Cùng với phát triển cây hành, các xã Bãi Ngang cũng đang có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích nhân dân đầu tư, phát triển đa dạng các loại rau màu cho thu nhập cao để cung cấp nguồn rau dồi dào, phong phú cho thị trường, để thương hiệu rau sạch Quỳnh Lưu vươn ra nhiều thị trường rộng lớn hơn./.

Những tác dụng không ngờ của rau cần tây


Cần tây chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể nên có khả năng phòng chống một số bệnh nguy hiểm như chứng huyết áp cao, bệnh gút, bệnh về đường hô hấp...rau sạch, tin tức mới nhất trong ngày
Hỗ trợ giảm cân
Cần tây có chứa nhiều nước, khoảng 1/3 là chất xơ. Chất xơ sau khi vào trong dạ dày và ruột không thể tiêu hóa, chỉ cung cấp cảm giác “no” chứ không cung cấp calo, do đó rất có lợi cho việc giảm cân. Về phương diện này, hiệu quả của cần tây còn cao hơn cả những rau xanh và trái cây tốt thường thấy như cà chua, táo, súp lơ xanh, cải bắp…
Trị chứng huyết áp cao
Cần tây chứa canxi, sắt, giàu protid, nhiều acid amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch và bổ não. Trong cần tây có chứa chất hóa học tự nhiên apigenin giúp ngừa chứng huyết áp cao và giúp giãn nở mạch.
Để trị chứng huyết áp cao, cần tây sắc lấy nước uống hằng ngày (chia 3 lần) uống đến khi thấy huyết áp ổn định. Hoặc, dùng rau cần tươi giã vắt lấy nước thêm một ít mật ong và đường mạch nha, lượng như nhau, đem đun nóng ấm và uống ngay, cũng cho kết quả hạ huyết áp rõ rệt. Cần tây dùng cả thân 50g, thái khoảng đốt ngón tay, đổ 3 bát con nước, sắc lấy một bát, uống ngày 3 lần như vậy. Sau một thời gian ngắn, huyết áp sẽ ổn định.
Chữa mỡ trong máu cao
Cần tây và táo đen đem sắc nước uống hàng ngày thay nước chè. Sau một tháng lượng mỡ trong máu sẽ giảm xuống rõ rệt. Mặt khác nhờ trong cần tây có hàm lượng magnesium và sắt cao, nên uống dịch ép rau cần và cà rốt mỗi ngày, rất hiệu quả trong điều trị các chứng bệnh thiếu máu, các chứng xuất huyết…
Dùng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não, bất động
Lấy rau cần tây tươi giã nát uống kết hợp với điều trị Tây y hay phục hồi chức năng là rất tốt. Trong rau cần tây có chứa nhiều canxi, sắt, phốt pho, giàu protid và đều gấp đôi các loại rau khác. Các acid amin tự do ở cần tây cũng nhiều, tinh dầu, manitol, inositol, các vitamin sẽ giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu và bổ não.
Trị bệnh gút
Sự có mặt của chất kiềm trong cần tây có tác dụng trung hòa các chất acid, nhờ đó rau cần có thể hỗ trợ chữa được các bệnh do acid tăng cao trong máu như urê huyết cao, nhiễm trùng máu, bệnh phong thấp và bệnh gút.
Trị bệnh đi tiểu nước đục như sữa
Dùng rễ cần tây cắt sát gốc thân, mỗi lần dùng 10 bộ rễ, rửa sạch cho vào 500ml nước đun sắc nhỏ lửa cho tới khi cạn còn khoảng 200ml thì lấy để uống. Mỗi ngày cần uống 2 lần vào buổi sáng, tối, lúc bụng đói. Kết quả rất công hiệu. Uống thuốc từ 3 - 7 ngày nước tiểu trở lại hoàn toàn trong.
Giúp xương chắc khỏe mạnh
Loại rau này là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào, cùng với rất nhiều canxi và magiê rất có ích cho quá trình tạo xương và giúp các khớp luôn khỏe mạnh. Cần tây còn chứa polyacetylene, một chất kháng viêm, vốn có khả năng làm giảm sưng và đau xung quanh các khớp xương.

Cà Mau ưu tiên phát triển ba nhóm sản phẩm sạch

Giai đoạn 2016 – 2020 và những năm tiếp theo, tỉnh Cà Mau xây dựng chương trình phát triển nông sản thực phẩm sạch, có chất lượng.

Cụ thể, nhóm thứ nhất là lương thực sẽ khuyến khích nông dân sản xuất lúa sạch, tiến tới hình thành cánh đồng lớn về loại lúa này. Cà Mau phấn đấu mỗi năm cung cấp 100.000 tấn gạo sạch cho người tiêu dùng.
Nhóm sản phẩm thứ hai là khuyến khích phát triển đàn lợn để đến năm 2020 đạt 300.000 con, bảo đảm đủ cung ứng cho người tiêu dùng trong tỉnh. Song song đó, phát triển đàn gia cầm đạt 1 triệu con vào năm 2020, với đầy đủ quy trình khép kín, từ khâu chọn con giống, đầu ra điều phải thông qua sự giám sát của cơ quan chức năng. rau sạch, tin tức mới nhất trong ngày
Nhóm thức ba là rau sạch với diện tích trồng 50 ha hoa màu. Những loại hoa màu được khuyến khích trồng là các loại rau, cải,cà, dưa, bầu, bí…với tiêu chí là sạch, chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng.
Để thực hiện kế hoạch này, tỉnh Cà Mau triển khai đồng bộ giải pháp: xây dựng chương trình hợp tác sản xuất giữa chính quyền địa phương với nông dân. Theo đó, người dân cam kết sản xuất sản phẩm sạch, chính quyền tạo mọi điều kiện giúp nông dân tổ chức sản xuất.
Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế đầu ra cho sản phẩm, hỗ trợ nguồn giống, kỹ thuật cho người dân trong quá trình chăn nuôi trồng trọt. Sau 1 năm triển khai thực hiện chương trình sẽ có đánh giá rút kinh nghiệm và nhân rộng điển hình ./.

Vườn rau sạch xanh mướt trên núi


Ai đi ngang qua xã Sơn Dung (Sơn Tây, Quảng Ngãi) trên cung đường Đông Trường Sơn vào thời điểm này cũng ngạc nhiên và trầm trồ vườn rau xanh mướt của ông Võ Hồng Thơ.
Bởi lẽ, rau trồng trên đất núi, thời tiết khắc nghiệt mà sinh trưởng phát triển tốt. Điều đáng quý, vườn rau sạch của ông Thơ không chỉ cải thiện thu nhập, cung cấp rau xanh cho người dân trong vùng, mà còn góp phần thay đổi tập quán canh tác cho đồng bào vùng cao. Rau sạch, tin tức mới nhất trong ngày
Gian nan trồng... rau
Phần lớn đồng bào vùng cao chỉ hái rau rừng hoặc mua rau do các thương lái từ dưới xuôi chở lên bán. Do thói quen canh tác, đồng thời vì đất núi bạc màu, khô cằn xen lẫn sỏi đá, nguồn nước tưới thiếu thốn... nên người dân ít trồng rau.
Sau nhiều năm làm ăn ở TP. Hồ Chí Minh, cách đây hai năm, vợ chồng ông Võ Hồng Thơ trở về xã Sơn Dung tìm cách làm ăn bằng các mô hình chăn nuôi heo, gà, vịt. Nhận thấy các loại rau trồng trên vùng cao rất ít, trong khi nhu cầu sử dụng cao, ông Thơ bắt tay trồng rau.
Ban đầu, ông Thơ phải xuống huyện Sơn Hà mua hạt giống về trồng thử nghiệm trên mảnh đất nhỏ. Nhưng làm thế nào để hạt giống nảy mầm, phát triển trên vùng đất khó là bài toán khiến ông Thơ trăn trở. Đất khô cằn, tưới bao nhiêu nước cũng không xuể. Muốn mua phân bón cũng phải lặn lội đến trung tâm huyện Sơn Hà. “Muốn trồng rau thì việc đầu tiên là phải cải tạo đất”, ông Thơ nhớ lại những ngày đầu gian nan trồng rau.
Để tận dụng phân hữu cơ từ nuôi gia súc, gia cầm, ông Thơ dùng trấu, tro đổ vào chuồng. Sau mỗi lần vệ sinh chuồng trại, ông Thơ vận chuyển nguồn phân thu được, ủ thành đống. Đợi một tháng sau cho phân hoai mục, ông Thơ rải lên mặt đất đã nhặt hết sỏi đá để tạo độ tơi xốp cho đất. Để có nước tưới, ông Thơ dẫn ống từ suối về đến tận nhà.
Khi đám rau xanh đầu tiên thành hình, vợ chồng ông Thơ vui mừng với thành quả “khuất phục” đất sỏi đá của mình. Để rau phát triển, ông Thơ thu hoạch theo kiểu tỉa dần để tạo độ thoáng. Thu hoạch sử dụng không hết, vợ chồng ông Thơ mang rau ra chợ bán.
Một mô hình, nhiều hiệu quả
Sau thời gian trồng rau, ông Thơ đã tạo được một số hạt giống. Nhờ đó, rau trồng quen với đất nên sinh trưởng rất tốt. Từ mảnh đất nhỏ, ông Thơ mở rộng thêm vườn rau với các loại như cải ngọt, cải đắng, rau muống, cà, mồng tơi, bí đỏ, xà lách, rau thơm... Rau thu hoạch và bán quanh năm.
Chỉ sử dụng phân hữu cơ có sẵn, không phun các loại thuốc bảo vệ thực vật... nên nhiều người hay gọi các loại rau trồng trong vườn nhà ông Thơ là rau sạch, rau an toàn. Ông Thơ được xem là người đầu tiên thành công với vườn rau sạch ở Sơn Tây, góp phần giúp đồng bào vùng cao có nơi cung cấp rau sạch ngay tại địa phương.
Nhiều người đi ngang qua cung đường Đông Trường Sơn bắt gặp vườn rau xanh mướt hay ghé vào mua. Bà con đồng bào Ca Dong còn đến nhờ ông Thơ chia sẻ kỹ thuật trồng rau.“Nhiều người tò mò, bới dưới đất trồng xem thế nào mà rau lại phát triển tốt”, bà Lê Thị Ngọc, vợ ông Thơ chia sẻ.
Vừa qua, để tiết kiệm nước tưới vào mùa nắng và thời gian chăm sóc, ông Thơ đã đầu tư hệ thống tưới phun đảm bảo tưới đều cho rau. “Bên cạnh việc cải tạo đất để trồng rau, thì người trồng phải chịu khó chăm sóc. Đây là khâu quan trọng để cây trồng phát triển. Bởi trồng rau ở miền núi khó hơn nhiều so với đồng bằng”, ông Thơ cho hay.
Nhờ sự chia sẻ, hướng dẫn kỹ thuật của ông Thơ, nhiều người dân ở Sơn Tây đã học hỏi theo mô hình trồng rau sạch để cung ứng rau xanh trong bữa ăn của gia đình.

Vì sao là những đứa trẻ 'mắc zịch'?


"Những đứa trẻ mắc zịch" là cuốn truyện dài cho thiếu nhi đầu tiên của nhà văn “chuyên viết cho người lớn” Trần Nhã Thụy.
Trong phần đề từ của cuốn sách, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh viết: “Thoạt nhìn thấy chữ 'mắc zịch', tôi băn khoăn quá. Tôi nói với tác giả 'Sao ông đặt tên sách cà rỡn thế này?'. Trần Nhã Thụy tủm tỉm 'Thì anh đọc truyện đi đã'. Tôi đọc, thì ra 'mắc zịch' không phải là... 'đồ mắc dịch' mà là biến âm của 'magic' - 'ảo thuật'".
Nói về tác phẩm này, Trần Nhã Thụy cho biết anh viết trước hết để dành tặng cho hai cậu con trai của mình, sau đó là dành tặng cho tất cả những bạn trẻ yêu thích ảo thuật, đặc biệt là ảo thuật đường phố.
Đây là câu chuyện xảy ra vào một mùa hè, bối cảnh là thành phố Sài Gòn. Những đứa trẻ mê ảo thuật gồm: thằng Trà Đá, thằng Tuấn Anh, thằng Mặt Nạ Tuấn Em, bé Bông…, cùng các nhân vật đã, đang và sẽ “dính líu” tới ảo thuật khác như: Băng hot girl, Vĩnh Hy, ông Hoàng bồ câu, Tùng xẻo…
Là một câu chuyện có chủ đề ảo thuật, nên trong truyện đương nhiên có rất nhiều những màn biểu diễn ảo thuật. Nhưng đây không phải là cuốn truyện đi sâu vào “chuyên môn ảo thuật”. Các nhân vật ảo thuật gia, hay những màn trình diễn ảo thuật chỉ là cái phông hay cái cớ để cho cuộc phiêu lưu trong lòng thành phố diễn ra một cách sinh động, hào hứng, đầy cảm xúc.
Tùng xẻo, tức Tùng thần bài, sau khi đốt gánh xiếc của thầy mình là ông Hoàng bồ câu đã bỏ Sài Gòn hành nghề mãi võ. Khi trở về Sài Gòn, Tùng xẻo lập mưu cướp kim cương ở trung tâm thương mại Red Plaza. Tuy nhiên, để màn cướp này trót lọt, Tùng xẻo bày một live show ảo thuật tại đây để đánh lừa mọi người. Nhưng không may cho Tùng xẻo, hành động gian manh đó bị nhóm “mắc zịch” phát hiện, báo cho đội bảo vệ và công an tóm cổ. Người có công lớn trong vụ “phán án” này chính là bé Bông - một cô bé tự kỷ, được mệnh danh là “cô bé con nhà trời” - một cô bé có thể nhìn thấy những điều mà người bình thường không thể thấy. Rau sạch, tin tức mới nhất trong ngày
Đó có thể xem là nội dung chính của câu chuyện. Tuy nhiên, điều mà tác giả muốn đề cập đến chính là tình bạn trong sáng, lòng dũng cảm và niềm đam mê. Ảo thuật, nếu như được bóc mẽ thì thấy rất đơn giản, dễ dàng, nhưng nếu không biết thì thấy nó như một thứ phép thuật, cuốn hút, thăng hoa. Ảo thuật không phải là phép thuật, nhưng ảo thuật mang lại niềm vui cho người khác, đó chính là phép thuật giữa đời thường, do những người bình thường tạo ra.
Truyện còn đề cập đến những khía cạnh tâm lý đời sống như bước qua nỗi sợ hãi của chính mình và bước qua sự đố kỵ để sống yêu thương chân thành. Truyện viết theo ngôn ngữ trẻ con hiện đại, lại thêm hấp dẫn khi được minh họa bởi nét vẽ theo phong cách doodle art của họa sĩ Nguyễn Sơn.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cho rằng: “Ngoắt ngoéo, là vì truyện có màu sắc trinh thám, với nhiều tình tiết làm người đọc hồi hộp, lo lắng. Nhưng cũng như những truyện trinh thám dành cho trẻ em của Alfred Hitchcock và Stefan Wolf, với những thám tử tí hon đóng vai chính, Những đứa trẻ mắc zịch không dẫn người đọc đến những cảnh huống nặng nề, u ám, không có kinh hoàng, chết chóc; tất nhiên số phận của chú bé Trà Đá ở những trang cuối có khiến người đọc dậy lên mối thương tâm nhưng tác giả vẫn đủ nhân hậu, thứ phẩm tính để truyện trẻ em được là truyện trẻ em, chừa cho chúng ta một ngọn nến hy vọng để ai cũng có thể thắp lên trên giá đỡ và thì thầm cầu nguyện cho chú bé đáng yêu”.
Cũng nói về cái kết của tác phẩm, nhiều ý kiến cho rằng cái kết buồn của Những đứa trẻ mắc zịch có thể gây ra cảm xúc mất mát cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, Trần Nhã Thụy giải thích cái kết anh chọn là một “kết mở” để trẻ em và người lớn chúng ta cùng suy ngẫm. Tiến sĩ văn học Phạm Xuân Thạch thì có cách lý giải khác: “Có những thứ văn học khiến trẻ em vui, nhưng chúng ta cũng cần dạy chúng biết buồn. Nỗi buồn ấy khiến chúng suy ngẫm và trưởng thành”.
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều cho rằng: “Trẻ em thông minh hơn chúng ta tưởng. Hình ảnh của chúng thực ra chỉ là bóng của chúng in trong bức tường thời gian của ta, còn chúng thực sự đã đi rồi”. Vì vậy, viết cho thiếu nhi rất khó vì người cầm bút cần thực sự hiểu và sống trong thế giới trẻ thơ. Ông cũng khẳng định văn học thiếu nhi đang lép vế trước các thể loại văn học khác, Dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài là một tác phẩm “đơn độc”. Hiện tại, chỉ có nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là người làm nên “điều lạ lùng” với thể loại này. Chính Nguyễn Nhật Ánh cũng hy vọng Những đứa trẻ mắc zịch của Trần Nhã Thụy có thể tạo nên một cú đột phá tương tự.
TS. Lê Hương Thủy cho rằng, với tác phẩm này, Trần Nhã Thụy đã có sự đổi mới về bút pháp so với các tác phẩm trước đó. Đây là sự tích cực thường thấy ở thế hệ nhà văn 7x trong thời gian gần đây.
Nhà văn Trương Quý và nhà văn Đỗ Phấn cùng khẳng định: “Chỉ có tuổi già mới viết được về tuổi trẻ. Bởi khi đó ta có sự luyến tiếc về quá khứ. Chúng tôi tin nếu Trần Nhã Thụy không viết vào thời điểm này thì sẽ không bao giờ viết được nữa”.
Nhà văn Trần Nhã Thụy tên thật là Trần Trung Việt, sinh năm 1973 ở Quảng Ngãi. Từ năm 1991 đến nay học và làm việc tạiTP HCM.
Anh tốt nghiệp Khoa Ngữ văn - báo chí trường ĐH KHXH&NV TP HCM, từng làm việc tại Ban Văn hóa - văn nghệ, báo Tuổi Trẻ. Hiện là Trưởng đại diện báo Tuổi Trẻ & Đời Sống tại TP HCM.
Tác phẩm đã xuất bản: Lặng lẽ rừng mai (tập truyện ngắn),Thị trấn có tháp đồng hồ (truyện dài), Những bước chậm của thời gian (tập truyện ngắn), Gối đầu trên mây (tập tạp văn), Sự trở lại của vết xước (tiểu thuyết), Chàng trẻ măng ở phố treo đầu (tập truyện ngắn), Cuộc đời vui quá không buồn được (tập tạp văn), Mùi (tập truyện ngắn và tạp văn),Hát (tiểu thuyết), Triều cường, chân ngắn và rau sạch (tạp văn)
Anh từng nhận nhiều giải thưởng: giải thưởng Truyện ngắn trẻ (báo Văn Nghệ Trẻ - Hội Nhà văn Việt Nam 1998), Giải thưởng Truyện ngắn Văn học cho tuổi trẻ (NXB Thanh Niên - báo Văn Nghệ - Hội Nhà văn VN 2003). Tặng thưởng Hội Nhà văn TP HCM cho tiểu thuyết Sự trở lại của vết xước ( 2009).

Cử nhân trồng rau sạch kiếm 20 triệu một tháng


Tốt nghiệp ngành kỹ thuật máy tính ĐH Bách Khoa TP HCM, Phạm Thế Tư về Hóc Môn, TP HCM phát triển dự án rau sạch.
Công việc sau tốt nghiệp đại học không suôn sẻ, anh Tư tìm đến huyện Hóc Môn thuê đất trồng rau. Vốn ban đầu là 100 triệu đồng được vay từ ngân hàng để đầu tư tất cả các khâu từ thuê đất, làm giàn, mua máy cày, mua giống và phân. 3.000 m2 đất trồng rau đầu tiên được anh thuê với giá 15 triệu một năm.
Rau trồng không tiêu thụ được phải đem cho
Là một sinh viên chuyên ngành kỹ thuật máy tính không biết gì về nông nghiệp, anh Tư bắt đầu tìm hiểu thông tin về trồng rau hữu cơ trên mạng.
Mua máy cày và tự mày mò cách sử dụng, đến nay, sau hơn một năm anh đã sử dụng thành thạo. Rau sạch, tin tức mới nhất trong ngày
Đồng thời, anh cũng học hỏi thêm những người trồng rau xung quanh về kiến thức trồng rau thuần túy như cách chia liếp, thời điểm cấy rau tốt nhất,…
Thời gian đầu trồng rau, chưa có nhiều sâu bệnh tấn công, những luống rau đầu tiên khá tươi tốt, cho sản lượng nhiều. Nhưng anh Tư lại vấp phải khó khăn về nguồn tiêu thụ.
Rau hữu cơ không mất chi phí phân hóa học, thuốc trừ sâu nhưng cho thu hoạch chậm. Rau hữu cơ với loại rau non cho thu hoạch sau hơn 2 tuần, rau lớn phải hơn một tháng. Trong khi trồng rau sử dụng thuốc và phân hóa học, năng suất sẽ cao hơn 2-3 lần.
Giá mỗi kg rau từ 24.000 đồng đến 50.000 đồng tùy loại rau. Mức giá này cao hơn nhiều so với giá rau dùng thuốc và phân bón ngoài thị trường.
Tuy nhiên, người mua lại không biết nhiều về loại rau này. Trong 2-3 tháng đầu, rau của anh Tư hầu như không bán được, đem cho. Thậm chí, anh phải bỏ đi. Số tiền lỗ lên tới 20 triệu đồng.
Thu nhập ổn định 20 triệu một tháng
Không sử dụng thuốc trừ sâu làm cho côn trùng gây hại phát triển, càng ngày sâu, bọ tấn công càng nhiều. Anh Tư túc trực ở vườn rau không dưới 12 tiếng mỗi ngày. Học hỏi được kinh nghiệm của những người trồng rau, anh mua lưới về che, hạn chế được côn trùng vào đẻ trứng, đồng thời tránh mưa, gió.
Dần dần anh Tư lập trang fanpage để cung cấp thông tin về rau hữu cơ đến cho mọi người. Ngoài ra anh đem rau đến phiên chợ rau xanh bán. Số lượng người theo dõi ngày càng nhiều, đơn đặt hàng cũng thế mà tăng lên.
Từ chỗ cung vượt quá cầu, rau phải đem cho hoặc đổ bỏ, nay rau của anh đã không đủ giao cho khách.
Hàng ngày, anh Tư đăng những loại rau sẽ có vào ngày mai. Mọi người có thể đặt mua bằng cách bình luận trực tiếp vào thông báo, gọi điện thoại hoặc qua bất kì kênh nào.
Anh Tư giao rau đến hầu hết các quận trong thành phố. Ban đầu chưa có chi phí, anh tự mình giao hàng. Càng ngày lượng khách càng đông, nhất là nhân viên văn phòng, một mình anh giao không kịp, anh thuê thêm người giao hàng.
Hàng tháng, chi phí bỏ ra khoảng 6 triệu đồng. Công việc trồng rau sạch giúp Tư có thu nhập ổn định. Trong khi không ít sinh viên ra trường đang loay hoay không biết tìm việc ở đâu và tiền lương như thế nào, thì Tư đã có thu nhập từ 15 đến 20 triệu.
Hiện nay, ở Việt Nam ngoài Doanh nghiệp tư nhân JPS tổ chức chứng nhận rau hữu cơ thì chưa có cơ quan nhà nước nào đứng ra chứng nhận. Vì vậy, anh Tư chủ yếu dựa vào niềm tin khách hàng, những người đã sử dụng rau của anh sẽ giới thiệu cho người khác.
Những người chưa có lòng tin, anh sẵn sàng chỉ dẫn đến thăm vườn và đặt mua tại vườn. Anh chỉ bán những loại rau có tại vườn, không rao bán loại rau nào khác.
Trong tương lai, anh Tư dự định sẽ mở rộng diện tích vườn rau, thuê thêm nhân công.
Để giảm bớt sâu bệnh vào mùa mưa, anh sẽ đầu tư tấm chắn bằng sắt. Anh Tư cho biết, với giá rau hiện tại không lời nhiều nhưng trong tương lai khi phát triển hơn, anh cũng không có ý định tăng giá, anh muốn quảng bá rau sạch đến nhiều người.
Chị Đào cho biết, hiện nay ngoài thị trường bán nhiều loại rau dùng thuốc và phân bón hóa học. Những loại này thường xanh mướt, không có mùi rau đặc trưng. Như rau cải khi xé phần thân rất dễ gãy. Còn với rau hữu cơ dai hơn, khi bẻ khó gãy, bẹ nhỏ, hình thức bên ngoài không được đẹp mắt. Đặc biệt, sẽ có mùi đặc trưng của rau. Cải cay sẽ có mùi rất hăng, cải ngọt có mùi nồng, khi luộc rau có vị ngọt đậm, thân rau cải khi xé ra thường sẽ có xơ.

Mác 'Rau sạch'


Sống trong thời đại thực phẩm bẩn tràn lan, người nội trợ hết sức dè chừng khi đi chợ nên người bán cũng phải cố nghĩ ra nhiều cách để níu kéo "thượng đế". Trong bối cảnh đó, gắn mác “rau sạch” trở thành "lá bùa hộ mạng" của không ít người bán.
Hàng tá lý do gắn mác "rau sạch"
Trước cơn “khát” rau sạch của nhiều bà nội trợ, để vực dậy rau chợ, một số tiểu thương đã nghĩ ra cách gắn mác sạch cho rau. Từ một sạp, hai sạp rồi trở thành phong trào. Đi đâu cũng thấy rau sạch. Thậm chí trên những vỉa hè, nhiều hộ gia đình mang mâm rau ra bán và dán cái biển to "Rau sạch".
Chị Tuyết, một tiểu thương bán rau ở chợ Bà Quẹo cho biết: “Mình bán rau ở đây rất nhiều năm, toàn là nhập rau sạch ở tỉnh Bến Tre đưa lên. Vì là lấy rau từ chỗ anh em ruột nên mình dám chắc điều đó. Lúc đầu thấy người ta ghi “rau sạch” mình rất bực. Cây ngay không sợ chết đứng nhưng rồi mình buộc phải ghi theo vì ai cũng làm thế”. Rau sạch, tin tức mới nhất trong ngày
Không riêng gì chợ truyền thống, chợ "chồm hổm" mà kể cả trong siêu thị đều dán mác “rau sạch”, có nguồn gốc và chứng nhận hẳn hoi. Tuy nhiên, theo một nhân viên phụ trách quầy rau quả ở siêu thị B. thì không phải rau củ nào cũng đóng gói (đóng gói có chứng nhận và nguồn gốc) nên những loại rau củ "trần trụi" buộc phải ghi chữ “Rau sạch”. Thực tế cho thấy, đã có siêu thị nhập nho Trung Quốc nhưng lại dán nhãn ở tỉnh Ninh Thuận.
Rau sạch "nửa vời"?
Thực tế cho thấy, không ít người bán ghi "mác" rau sạch nhưng lại mơ hồ về nguồn gốc, ghi theo phong trào hoặc nghe thương lái nói thì tin theo. Như một tiểu thương ở chợ Sin Cô (quận Bình Tân, TP.HCM) quả quyết rau chị bán hoàn toàn sạch, không dùng phân bón hóa học cũng như thuốc trừ sâu. Nhưng khi được hỏi khoai tây Đà Lạt sao lại có đất đen thì chị không giải thích được.
Chị Ngọc Điệp, nhà ở đường Trần Đại Nghĩa (Bình Chánh, TP.HCM) xởi lởi cho biết phát hiện "động trời". Gia đình chị rất thích ăn rau muống nên thường ra chợ Khải Hoàn (tự phát) gần nhà mua dùng. Người bán luôn cam đoan với chị là rau nhà trồng không phun thuốc hay xịt nhớt. Nhưng một lần đi nhặt ve chai, chị thấy người bán hàng ấy đang lom khom cắt rau muống ở khu đầm lầy phía sau công ty sản xuất giày da. Mà khu dân cư nơi này đều biết nguồn nước ở đầm này đen như thế nào.
Hoặc như một người làm công cho nhà vườn tên K.L ở Lâm Đồng thành thật chia sẻ: "Dù chủ tôi chuyên trồng rau sạch nhưng lắm lúc "cháy" hàng, không kịp giao cho khách tại TP.HCM nên buộc lòng phải đi gom hàng ở vườn khác hoặc ngoài chợ cho đủ số lượng. Nếu trễ hẹn coi như bồi thường một số tiền không nhỏ. Mà theo tôi nghĩ, trộn lẫn một số lượng ít chắc là không ảnh hưởng gì đến sức khỏe".
Khi được hỏi làm như vậy các tiểu thương không phát hiện ra sao, anh ta bảo: "Họ chỉ kiểm tra hàng mẫu thôi. Chúng tôi chêm một ít rau bên ngoài vào nên chắc chắn là không phát hiện".
Một dạo người viết bài này cũng từng lên Đà Lạt mua dâu tây, chỉ 25.000 đồng/kg nhưng người bán cam đoan là dâu tây sạch, trồng trong nhà kính, cứ ăn tự nhiên, không cần phải rửa nước muối. Mang hộp dâu tây về khách sạn thì chị chủ lắc đầu nói: “Họ nói gian đấy, em ạ! Bây giờ thật giả lẫn lộn lắm, tin họ là ngộ độc cho xem. Dâu tây nhà kính đắt lắm chứ không rẻ như họ quảng cáo đâu”.
Không phải đánh đồng tất cả nhưng với sự thờ ơ đến sức khỏe người tiêu dùng cũng như đạo đức kinh doanh xuống cấp của một số người bán, nên người tiêu dùng cần hết sức cẩn thận trước những mác “rau sạch” sơ sài. Ngoài việc ngâm nước muối trước khi sơ chế thì nên chọn rau mà mình biết rõ nguồn gốc, cũng như nơi buôn bán uy tín để hạn chế mua rau sạch mà lại rước nhầm rau bẩn.

Giữa Hà Nội bụi bặm, bạn sẽ vừa mơ ước vừa ngưỡng mộ cuộc sống giản dị trong veo này


Những đứa trẻ chân trần được chạy trên đất đai, cây cỏ, giữa cái nắng bỏng cháy của mùa hè, giữa ông bà, cha mẹ đang cặm cụi xới đất, xén cỏ cho rau. Chẳng xa thành phố, gia đình ấy chỉ cách chúng ta một nhịp cầu…
Chỉ cách chúng ta một nhịp cầu, “ốc đảo xanh” giữa lòng thành phố đã như thể ở một thế giới khác. Từ trên cầu Long Biên phóng tầm mắt nhìn xuống những rặng cỏ um tùm bên kia sông, khó tin nổi, bãi giữa sông Hồng lại là một thế giới thanh bình, trù mật, nơi có những nếp nhà giản dị và những con người “nhà quê ở phố”. Rau sạch, tin tức mới nhất trong ngày
Chỉ cách phố xá một nhịp cầu, "ốc đảo xanh" ở bờ bãi sông Hồng như thể một thế giới khác, trong veo và hồn hậu.
Đang mùa cạn nước, bước chân vào bờ bãi sông Hồng, chẳng còn thấy một tí dấu vết nào của con sông đỏ nặng phù sa như trong thơ ta vẫn đọc; chỉ thấy những lối mòn, những con đường đất quanh co, nhiều đoạn trơn như đổ mỡ dẫn vào những cánh đồng chuối xanh rì, những bãi ngô trải dài tít tắp, những vườn nhãn đang bói quả non, những khoảnh vườn trồng bầu bí, rau cải, rau muống, dưa chuột... xanh rì đang đợi tay hái, xen với những luống ngưu bàng non sẽ được thu hoạch vào dịp Tết… Lúp xúp bên những rặng xanh, giữa “ốc đảo xanh” đó là những túp lều tạm dựng nên bằng tre nứa, bạt phủ… - mái ấm của những gia đình cư dân bãi giữa sông Hồng.
Sâu trong lòng bãi là những túp lều nho nhỏ, nhưng rợp bóng cây xanh hoa hoa trái của những người "nhà quê" thuê đất làm nông dân ở thành phố.
Những người “nhà quê ở phố” như nhà chú Vụ (54 tuổi), cô Tấn (51 tuổi), dầu đã gắn bó với mảnh đất sông Hồng ngót 25 năm nay, đã sinh con đẻ cái, con cái dựng vợ gả chồng, đến đời cháu nội vẫn sống tại mảnh đất cách trung tâm Hà Nội vài bước chân này, ở “ốc đảo xanh” có đến hàng trăm hộ. Họ gắn bó với đất, bám vào đất mưu sinh, và trải qua ngót nửa cuộc đời của mình với bãi giữa, với phố Hà Nội, nhưng lúc nào cũng bảo: “Chúng tôi người nhà quê”.
Gia đình chú Vụ, cô Tấn, cũng như nhiều cư dân khác ở xóm ngụ cư này, từ Hưng Yên lên bãi giữa thuê đất làm nông nghiệp. “Ở quanh đây, một vạt là Hưng Yên, một vạt khác là Phú Thọ, trên trên kia nữa thì có người ở Hà Tây (cũ), đủ cả, cứ dắt díu nhau lên đây thuê đất, dựng lều mà trồng trọt thôi. Có nhà trồng ngô, chuối, rau màu, có nhà chỉ ưa trồng ngưu bàng (một vị thuốc Bắc, thuốc Nam), cũng có người trồng cây ăn quả như ổi lê, nhãn, ít nhà chăn thêm con gà con vịt cho có đồng ra đồng vào, đủ hết, chả khác gì ở quê” – vừa ngồi vặt đám rau sam và cỏ dại đang lấn đất của luống rau cải, chú Vụ vừa kể.
Gia đình chú Vụ là một trong những nhà hiếm hoi có đủ 3 thế hệ sống ở bãi giữa sông Hồng.
Ở quê Hưng Yên, gia đình cô chú cũng có đất, nhưng cứ chắp và mỗi nơi mỗi mảnh, lại không màu mỡ, thế là, đất ở quê cho người khác thuê lại, theo chân hàng xóm, họ dắt nhau lên bãi giữa này thuê đất nông nghiệp để tiếp tục làm nông. Hai cô con gái sinh năm 1991 và 1995 đã đi lấy chồng ở nơi khác, còn cậu trưởng 1987 lấy vợ, sinh con, cũng cùng cha mẹ ở đây, trồng chuối, trồng rau màu, mùa nào thức nấy, gánh lên bán ở chợ và những con đường đi ngang phố cổ.
Cô Tấn và chú Vụ đã bỏ quê lên bám trụ đất bãi giữa sông Hồng 25 năm nay, sống nhờ mấy mẫu chuối lá và rau sạch.
Tùng Lâm (6 tuổi) và Như Ý (4 tuổi) là những đứa trẻ hiếm hoi ở khu “ốc đảo xanh”, chẳng phải vì ở đây hiếm người, mà bởi nơi này hiếm người trẻ còn thích gắn bó với đất đai, với vườn tược như bố mẹ các bé. Chân đất, đầu trần, lũ trẻ đang trong đợt nghỉ hè tha hồ chạy chơi, tự bày trò với nhau cho hết ngày, trong khi ông bà, bố mẹ cật lực làm cỏ trên những luống rau, đánh chuối ra trồng ở đất mới hay cải tạo đất… Da đứa nào cũng nâu bóng màu bánh mật vì dang nắng, người ngợm chắc nịch vì chạy nhảy suốt ngày, hoặc lăng xăng giúp ông bà bắt sâu, nhổ cỏ.